Giấu bằng đại học, quay lại học nghề?

Sự kiện: Giáo dục

"Nhiều em học đại học vẫn quay lại xin vào trường học nghề, bởi có bằng nghề dễ xin việc hơn bằng cử nhân".

hiều 21/8, báo Tiền Phong phối hợp cùng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LÐ-TB&XH) tổ chức Tọa đàm “Học nghề gì để có tương lai và thu nhập tốt”. Tại đây rất nhiều thông tin về xu hướng học nghề hiện nay, và những thay đổi để thu hút người học, cơ hội việc làm sau ra trường đã được chia sẻ.

Giấu bằng đại học, quay lại học nghề? - 1

Ðào tạo nghề đang đi vào thực chất, dù tâm lý sính bằng cấp vẫn còn.

Cử nhân quay lại học nghề

Ông Vũ Quang Khuê, Phó Hiệu trưởng CĐ Công nghiệp Bắc Ninh cho rằng, giai đoạn trước năm 2014, quan điểm học nghề là phương án phụ rất phổ biến. Nhiều học sinh - sinh viên chọn học nghề để tránh nghĩa vụ quân sự, lấp thời gian để ôn thi đại học các năm sau. Do đó, đa số các em học nghề đều không đủ điểm sàn đại học.

“Từ năm 2014 tới nay, tỷ lệ học sinh chọn trường nghề để trú chân chờ thi lại đại học hầu như không còn. Như trường tôi, tỷ lệ các em nghỉ học hàng năm chỉ khoảng 5%, với nhiều lý do khác nhau, không phải 2 con số như các năm trước đây”, ông Khuê nói.

Ông dẫn chứng, thủ khoa khối A của trường năm nay là 24 điểm, em học nghề cắt gọt kim loại, và nhiều em khác có điểm vượt điểm sàn đại học. Với số điểm này, các em hoàn toàn có thể chọn các trường đại học tốt. “Thậm chí, nhiều em học đại học vẫn quay lại xin vào trường học nghề, bởi có bằng nghề dễ xin việc hơn bằng cử nhân”, ông Khuê nói thêm. Theo ông, những nghề khối ngành kỹ thuật thị trường đang cần với thu nhập tốt, như: Cơ khí chính xác, cơ điện tử, điện điện tử, tự động hoá, cắt gọt kim loại... với lương cơ bản hiện nay từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Hiệu trưởng CĐ Du lịch Hà Nội Trịnh Cao Khải thì cho hay, tới nay, kết thúc tuyển sinh giai đoạn 1 của năm nay (xét nguyện vọng 1), trường tiếp nhận 3.500 hồ sơ, đã có hơn 2.000 thí sinh đến nhập học (đạt 74% chỉ tiêu, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm học trước). Theo ông Khải, những nghề thuộc nhóm ngành dịch vụ hiện nay đang có nhiều việc làm, thu nhập tốt, là nghề hướng dẫn viên du lịch, chế biến món ăn (đầu bếp), quản trị khách sạn - nhà hàng, nghiệp vụ khách sạn...

Trường nghề hết kiếp “trạm dừng chân”

Để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo việc làm cho sinh viên khi ra trường nhằm thu hút người học, lãnh đạo CĐ Du lịch Hà Nội cho hay, nhà trường đã ký kết hợp tác với 18 khách sạn 5 sao ở Hà Nội và một số doanh nghiệp khác. Qua các chương trình này, các em học sinh sẽ được thực hành, kiến tập, thực tập ngay tại doanh nghiệp để quen với môi trường làm việc, nâng cao tay nghề, kỹ năng. Đặc biệt, khi các em ra trường, các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tuyển dụng ngay, vì doanh nghiệp đã nắm rõ tay nghề các em.

Với CĐ Công nghiệp Bắc Ninh, ông Vũ Quang Khuê tự tin khẳng định, đa số sinh viên của trường tốt nghiệp sẽ có việc làm. Theo ông, số sinh viên trường đào tạo tốt nghiệp hàng năm chỉ đáp ứng 1 phần nhỏ nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có tới 95% sinh viên trường tốt nghiệp có việc làm ngay, nhiều sinh viên tháng 6 mới tốt nghiệp, nhưng từ tháng 2 đã có doanh nghiệp nhận vào làm. Những năm gần đây, trường cũng đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp để tham gia xây dựng chương trình học, đào tạo thực hành, tiếp nhận sinh viên ra trường... 

Ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp) cho hay, từ khi quản lý thông nhất về giáo dục nghề nghiệp, nhiều chính sách mở đã được Bộ LĐ-TB&XH áp dụng. Ông Giang dẫn chứng, như tăng thời gian đào tạo thực hành để nâng cao tay nghề cho người học; cho phép các trường tuyển sinh quanh năm; đẩy mạnh liên kết nhà trường và doanh nghiệp; cho phép xây dựng chương trình đào tạo linh động... 

Cùng với tuyên truyền thay đổi nhận thức xã hội về học nghề, ông Giang cho rằng, thực tế có nhiều em đạt điểm 25-27 điểm vẫn chọn trường nghề, đó là thay đổi rất rõ. “Thực tế có nhiều em phải giấu bằng đại học, dùng bằng phổ thông để đi xin việc làm, hoặc quay lại học nghề. Ngoài việc tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhiều em đã có việc làm và thu nhập ngay từ khi trên ghế nhà trường, đó là những thay đổi rất lớn”, ông Giang nói.

TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học LÐ-XH (Bộ LÐ-TB&XH) cho hay: Hiện cả nước có 22% lực lượng lao động qua đào tạo, nhưng có gần 90% số đó có trình độ đại học trở lên; chỉ hơn 10% học nghề. Tuy nhiên, trong số lao động học nghề, đa số học sơ cấp hoặc ngắn hạn (tỷ lệ học trung cấp, cao đẳng nghề không nhiều). Trong khi, với một nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề phải từ 50-70%... Phải nhìn nhận một thực tế, quan điểm xã hội vẫn trọng bằng cấp, vẫn thích học đại học hơn, dù không rõ học xong có việc làm hay không. Do đó, việc phân luồng học sinh phải có “bàn tay” của nhà nước.      

Làn sóng chê đại học, chọn trường nghề

Việc nhiều trường nghề đã tuyển đủ chỉ tiêu ngay trong đợt đầu cho thấy phụ huynh, học sinh đã có sự nhìn nhận sát...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN