“Giáo viên phải đáp ứng yêu cầu cao nhưng lại chưa được chăm lo đời sống”
Đó là ý kiến của GS. Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trước vấn đề lương của giáo viên bị từ chối xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Lương của giáo viên bị từ chối xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Theo tờ trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục, nội dung tăng lương nhà giáo không nhận được ý kiến đồng thuận của 2 bộ có liên quan trực tiếp tới vấn đề này là Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
Theo giải thích của hai bộ này, cần đảm bảo sự tương quan chế độ lương giữa các ngành nghề; nhà giáo đã được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề, là một sự “ưu đãi đặc biệt”.
Liên quan đến vấn đề trên, GS. Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay: “Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (năm 1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá khẳng định giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh: “Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định”.
Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 một lần nữa cũng đã nhắc lại nội dung này. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là chuẩn bị đủ điều kiện trong đó có nguồn lực về tài chính để thực hiện đương nhiên trên tinh thần khoa học và cẩn trọng”.
GS. Đào Trọng Thi cũng cho biết thêm: “Đương nhiên chúng ta đều thừa nhận đề xuất về tăng lương cho giáo viên đòi hỏi về nguồn lực tài chính lớn nhưng đâ là vấn đề mang tính chất cấp bách và thời sự hơn. Nếu không giải quyết được chế độ chính sách sẽ không tạo được động lực cho đổi mới của giáo dục.
Bởi lẽ, giáo viên chính là lực lượng chủ chốt cho đổi mới giáo dục. Chúng ta đang đòi hỏi giáo viên phải đáp ứng nhiều yêu cầu nhưng lại chưa chăm lo cho cuộc sống của họ.
Nghề giáo là một nghề đặc thù như vậy tôi nghĩ cần có thang bảng lương riêng chứ không phải một thang bảng lương tương tự các ngành nghề khác.
Tôi nghĩ ngân sách nhà nước cũng là một lý do và tôi đoán có khi vướng mắc chủ yếu từ đó là lớn nhất. Nếu quy định này đưa vào luật và bắt buộc thực hiện, thì Bộ Tài chính phải tính toán làm sao để đủ nguồn lực. Đó có lẽ là cái khó khăn nhất và cũng dễ hiểu. Bởi lực lượng giáo viên rất đông đảo, nên bất kỳ một thay đổi dù rất nhỏ cũng đòi hỏi một sự chuẩn bị rất lớn về nguồn lực tài chính.
Tôi luôn quan niệm ủng hộ cho giáo viên không phải chỉ trực tiếp cho một bộ phận lao động mà còn là là ủng hộ, chăm lo cho con em của mình, cho chất lượng giáo dục”.
Trước đó, tại phiên trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội trong khuôn khổ phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 14, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định hoàn toàn ủng hộ đề xuất tăng lương cho giáo viên.Đồng thời, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng giải thích lý do đề xuất tăng lương cho giáo viên hiện đang bị chậm xem xét là do tồn tại một số vướng mắc trong rà soát về văn bản.“Chúng tôi thống nhất và ủng hộ quan điểm là trong hệ thống giáo dục, thầy cô giáo cần phải được hưởng mức lương cao nhất trong hệ thống thang bảng lương. Cái này là hoàn toàn phù hợp, không có gì thắc mắc cả.Thầy giáo là nghề cao cả, là người dạy dỗ để cho cho con em chúng ta trưởng thành trong tương lai, thành chủ nhân đất nước, vậy không có lý do gì để từ chối tăng lương cả”, Bộ trưởng Tư pháp nói".
Liên quan đến vấn đề tăng lương cho giáo viên, Bộ GD&ĐT đã nhận được ý kiến của 22 Bộ, ngành, về Luật giáo dục trong đó có 7/22 cơ quan đồng ý với dự thảo luật; có 15/22 đơn vị có ý kiến góp ý. Có 07/22 cơ quan đồng ý với dự thảo Luật, cụ thể: Đài Truyền hình Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có 15/22 đơn vị có ý kiến góp ý, cụ thể: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công thương, Ủy ban Dân tộc, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Hàng loạt những thay đổi, dự kiến áp dụng trong tuyển sinh đối với sinh viên sư phạm trong thời gian tới như: Bỏ quy định...