Giáo sư Trung Quốc tiết lộ cách nuôi dạy những đứa trẻ vui khoẻ, ấm áp

Sự kiện: Dạy con

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, cha mẹ cần có cách nuôi dạy con tương ứng, có như vậy trẻ mới phát triển tốt được.

Giáo sư Li Meijin là một chuyên gia nổi tiếng về tâm lý tội phạm và tâm lý vị thành niên ở Trung Quốc. Sau khi tiếp xúc với nhiều vụ án khác nhau, bà nhận thấy hành vi và tâm lý của con người ở tuổi trưởng thành phản ánh những gì họ đã trải qua trong quá khứ. Đồng thời, điều này còn có quan hệ mật thiết với cách nuôi dạy của cha mẹ trong thời thơ ấu.

Giáo sư Trung Quốc tiết lộ cách nuôi dạy những đứa trẻ vui khoẻ, ấm áp - 1

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, giáo sư Li Meijin đã đưa ra một số phương pháp nuôi dạy con cụ thể, cha mẹ có thể tham khảo dưới đây.

Trẻ 0 – 3 tuổi: Hỗ trợ tinh thần

Đây là giai đoạn trẻ có mối quan hệ gắn bó với gia đình nhất và điều này sẽ tiếp tục duy trì cho tới năm 12 tuổi.

Sự gắn bó là nguồn gốc của cảm xúc, khi trẻ hình thành mối quan hệ gắn bó với ai đó, chúng sẽ cảm thấy hạnh phúc khi ở bên họ. Khi buồn chỉ cần có sự xuất hiện của người đó cũng khiến trẻ cảm thấy được an ủi.

Trong các trường hợp ngoài đời, giáo sư Li Meijin thường xuyên gặp những trường hợp những đứa trẻ ngỗ nghịch, hầu hết chúng đều không được cha mẹ nuôi dưỡng trước năm 12 tuổi, các mối liên hệ tình cảm chưa được hình thành.

Giáo sư Trung Quốc tiết lộ cách nuôi dạy những đứa trẻ vui khoẻ, ấm áp - 2

Để tránh rơi vào trường hợp như thế này, người mẹ nên ở bên cạnh con cái trong 3 năm đầu đời. Điều này có lợi cho việc vun đắp mối quan hệ gắn bó giữa trẻ nhỏ và mẹ mình.

Khi không có sự chăm sóc của người mẹ, trẻ chỉ biết biểu hiện sự đau buồn bằng tiếng khóc. Nếu để trẻ khóc quá lâu mà không được dỗ dành, nó sẽ khiến cho trí nhớ của trẻ giảm sút, thần kinh căng thẳng, từ đó ảnh hưởng tới tính khí của trẻ.

Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu của trẻ trong độ tuổi này như ôm ấp, trò chuyện, dỗ dành sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, có lợi cho việc thiết lập mối quan hệ gắn bó.

Trẻ 3 – 12 tuổi: Nuôi dưỡng tính cách

Từ năm 3 tuổi, trẻ dần có khả năng hiểu và diễn đạt, đây là giai đoạn quan trọng để trẻ “thiết lập quy tắc”.

3 tuổi, cha mẹ nên biết nói “không” với trẻ trong trường hợp cần thiết.

4 tuổi, cha mẹ cha mẹ nên dạy con biết chờ đợi và tự giác.

5 tuổi, cha mẹ nên dạy con cách tự lập và biết chia sẻ với người khác.

6 tuổi, trẻ cần học cách chịu khó trong các môn thể thao.

- Hiểu tiếng khóc của trẻ

Từ 3 tuổi trở đi, tiếng khóc của trẻ không phải là nhu cầu thể xác mà là nhu cầu tâm lý.

Khi trẻ quấy khóc, cha mẹ đừng vội dỗ dành, hãy để trẻ khóc một lúc sau đó lấy khăn lau mặt, như vậy trẻ sẽ cảm nhận được cha mẹ vẫn yêu thương mình. Sau khi tâm trạng trẻ bình tĩnh, cha mẹ mới bắt đầu nói lý lẽ cho trẻ hiểu.

Đặc biệt, khi trẻ khóc, cha mẹ không nên la mắng, đánh đòn, cũng không được bỏ mặc. Nếu trẻ bị bỏ lại 1 mình trong phòng, điều đó tương đương với sự giam cầm, không có ý nghĩa giáo dục.

Giáo sư Trung Quốc tiết lộ cách nuôi dạy những đứa trẻ vui khoẻ, ấm áp - 3

- Rèn luyện tính tự giác, kiên nhẫn

Khi trẻ muốn vòi vĩnh món đồ chơi nào đó, cha mẹ có thể nói: “Món đồ chơi này nằm ngoài kế hoạch của chúng ta. Con có biết tại sao cha mẹ phải đi làm mỗi ngày không?

Đó là bởi vì tiền lương của mẹ sẽ được trả sau 30 ngày làm việc 1 lần. Con cần phải lên kế hoạch nếu muốn mua thứ gì đó. Nếu mẹ mua thứ này cho con hôm nay, gia đình chúng ta sẽ không có tiền mua rau cho tuần sau.

Nếu mẹ thấy con chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn, mẹ cũng sẽ cố gắng làm việc để có thể mua món đồ chơi này cho con”.

Cha mẹ có thể tận dụng cơ hội này để đưa ra yêu cầu đối với con cái như trẻ cần làm việc nhà, cần ngủ sớm, ăn uống đầy đủ, tự dọn dẹp đồ chơi…

- Phát triển sự kìm chế có tự chủ

Chuẩn bị một món ăn nhẹ yêu thích của trẻ, chẳng hạn như dâu tây và bắt đầu một trò chơi. Bạn nói với con mình rằng: “Nếu trong vòng 1 tiếng con không ăn dâu tây, mẹ sẽ thưởng thêm cho con 1 quả, nếu chờ đợi được 2 tiếng, mẹ thưởng thêm 1 quả”.

Sự trì hoãn này sẽ rèn luyện cho trẻ tính kiên nhẫn và sự tự giác, rất có lợi cho việc học sau này.

- Biết chia sẻ, quan tâm

Trẻ sẽ học được cách chia sẻ, biết quan tâm tới mọi người thông qua những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày và cả thói quen của cha mẹ.

- Chăm chỉ chơi thể thao

Chạy bộ là cách tốt nhất để rèn luyện sức bền của trẻ. Trong quá trình chạy, trẻ có thể rất mệt, khó thở. Lúc này, cha mẹ có thể nói với con rằng: “Sau này khi ra ngoài đời, con cũng sẽ gặp những tình huống tương tự. Công việc ban đầu rất vất vả nhưng nếu kiên trì sẽ thấy mọi chuyện dần tốt hơn”.

Trẻ 12 – 18 tuổi: Rèn luyện nhân cách

Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi rất nhanh. Lúc này, cha mẹ nên thay đổi quan điểm giáo dục, tôn trọng quyền lựa chọn của con cái hơn.

Giáo sư Trung Quốc tiết lộ cách nuôi dạy những đứa trẻ vui khoẻ, ấm áp - 4

Trước mỗi giai đoạn thi cử, cha mẹ có thể đưa ra 1 số lời khuyên, định hướng nghề nghiệp nhưng không phải là ép buộc trẻ phải nghe theo lời mình.

Con gái của giáo sư Li Meijin không đạt điểm cao môn Toán ở trường trung học. Bà đã tìm một giáo viên dạy thêm nhưng cô bé thẳng thừng từ chối, còn nói chỉ thích học tiếng Anh và Lịch sử.

Tôn trọng ý kiến ​​của con gái, bà tập trung phụ đạo 2 môn tiếng Anh và Lịch sử. Cuối cùng điểm tiếng Anh của con gái bà đã cải thiện đáng kể trong kỳ thi tuyển sinh đại học.

Khi trẻ có nhận thức rõ ràng nhất về bản thân, cha mẹ hãy cho trẻ cơ hội thể hiện và tôn trọng.

Khi con gái giáo sư Li Meijin bắt đầu có những rung động đầu đời khi học cấp 3, bà đã dẫn con gái đi mua sắm. Cô bé rất thích 1 chiếc váy nhưng bà khuyến khích con gái mình đến các cửa hàng khác xem có cái nào đẹp hơn không.

Sau khi ghé nhiều cửa hàng, cô bé đã lựa được 1 chiếc váy rất đẹp khác. Nhân cơ hội này bà liền nói: “Tìm bạn trai cũng giống như chọn quần áo vậy. Nếu con yêu sớm sau này sẽ không thể gặp 1 chàng trai tốt hơn”.

Con gái bà nhận ra vấn đề và bắt đầu có cái nhìn đúng đắn hơn về tình yêu.

Mẹ thay quần áo không bao giờ đóng cửa, lời nói của con trai khiến cô xấu hổ

Thói quen này để lại rất nhiều hệ lụy đáng báo động cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN