Giáo sư Harvard: Cha mẹ đảm nhận chuẩn 8 vai trò này, con lớn lên dễ thành công hơn hẳn những đứa trẻ khác

Sự kiện: Dạy con

Công thức để nuôi dạy con thành công chưa bao giờ lại rõ ràng đến thế...

Giáo sư Ronald Is F. Ferguson của Trường Đại học Harvard tin rằng, để nuôi dạy con thành tài, cha mẹ không cần phải giàu có hay quyền lực. Điều duy nhất các bậc phụ huynh cần làm đó là thể hiện đúng vai trò trước mặt con.

Là một giáo sư đại học, Ferguson đã được tiếp xúc với nhiều sinh viên ưu tú trên khắp thế giới. Trước đó, ông luôn tò mò không hiểu tại sao những người này lại có thể tài năng và xuất sắc đến vậy.

Để tìm ra câu trả lời, ông đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về các sinh viên có thành tích xuất sắc và đưa ra kết luận. Giáo sư Ferguson nhận ra các gia đình có cha mẹ đảm nhận được 8 vai trò dưới đây thì con cái dễ thành tài.

1. Đối tác học tập sớm

Cha mẹ cần khơi dậy hứng thú học tập cho trẻ em càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi trẻ bắt đầu đi học. Hầu hết những đứa trẻ thành công mà ông phỏng vấn đều có thể đọc những từ cơ bản vào thời điểm bắt đầu đi học mẫu giáo.

Một số đã chia sẻ rằng, bản thân càng cảm thấy hứng thú học tập nhờ cảm giác "dẫn đầu", khi giáo viên hào hứng ngợi khen việc họ có thể đọc sớm, hiểu bài nhanh.

Cha mẹ cần khơi dậy hứng thú học tập cho trẻ em càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi trẻ bắt đầu đi học. Ảnh minh hoạ

Cha mẹ cần khơi dậy hứng thú học tập cho trẻ em càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi trẻ bắt đầu đi học. Ảnh minh hoạ

2. Kỹ sư máy bay

Đây là kiểu cha mẹ theo dõi sát sao môi trường phát triển của con cái, đảm bảo rằng chúng có đủ thứ mình cần và can thiệp khi có vấn đề.

Theo Ferguson, khác với kiểu "phụ huynh trực thăng" luôn can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, mẫu cha mẹ "kỹ sư máy bay" sẽ cho con đủ không gian để phát triển độc lập, học cách tự đàm phán cho bản thân và xác định sở thích của mình.

3. Thợ sửa chữa

Các bậc phụ huynh có thể đóng vai những người thợ sửa xe. Điều này sẽ giúp cha mẹ không bỏ lỡ cơ hội nào để giúp con mình trở nên tốt hơn. Vị giáo sư nói rằng là cha mẹ có thể nghèo về vật chất, nhưng không được nghèo về tinh thần.

Mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào điểm yếu mà quên khuyến khích con phát triển những điểm mạnh. Điều này khiến trẻ cảm thấy mất tự tin, mặc cảm vì không được ghi nhận mặt tốt.

4. Người tiết lộ

Để trở thành "người tiết lộ", cha mẹ cần cho trẻ em thấy những điều kỳ diệu của thế giới. Vì vậy ngay cả khi trẻ lớn lên trong cảnh nghèo khó, chúng vẫn được mở mang tầm mắt thông qua những lần tham quan viện bảo tàng, dành thời gian ở thư viện và gặp gỡ nhiều người xung quanh.

5. Triết gia

Ferguson coi đây là vai trò quan trọng thứ hai, bởi nó giúp trẻ tìm ra mục đích của cuộc sống. Ở đây, cha mẹ sẽ hỏi và đưa ra những câu trả lời sâu sắc về cuộc đời. Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng hiểu biết hay lý tưởng sống của một đứa trẻ.

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng hiểu biết hay lý tưởng sống của một đứa trẻ. Ảnh minh hoạ

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng hiểu biết hay lý tưởng sống của một đứa trẻ. Ảnh minh hoạ

6. Người mẫu

Cha mẹ đưa những giá trị mà họ cho là đúng vào não của con cái thông qua các giới luật và hành động. Đây là một hình mẫu điển hình. Những lời nói, việc làm và hành động của cha mẹ sẽ cho con cái biết điều gì là đúng, quan trọng và có ý nghĩa. Trẻ sẽ tiếp tục bắt chước những thói quen này khi lớn lên và cuối cùng hình thành giá trị của bản thân.

Do đó, các bậc phụ huynh cần trở thành tấm gương để con nhìn vào.

7. Nhà thương lượng

Cha mẹ nên dạy trẻ cách tôn trọng, đồng thời cũng là cách tự vận động. Trẻ cần được hướng dẫn để biết cách bảo vệ lợi ích của chính mình và đối phó với những người có thể tác động tới quyền lợi của trẻ.

8. Điều hướng viên

Cha mẹ nên hướng dẫn con cái khi chúng gặp khó khăn, giống như định vị GPS bằng giọng nói hướng dẫn người lái xe. Nhiều đứa trẻ dù đã trưởng thành vẫn khắc sâu trong tâm trí mình những lời dạy bảo thiết tha của cha mẹ thuở ấy.

Trong quá trình nghiên cứu những vai trò mà cha mẹ nên đảm nhận ở trên, Giáo sư Ferguson cũng lưu ý rằng những khuyến nghị này không áp dụng cho tất cả trẻ em. Vì vậy cha mẹ nên chú ý hơn đến đặc điểm của con mình trong quá trình nuôi dạy con cái và đúc kết những phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho chúng.

Nguồn: [Link nguồn]

Cha mẹ thường đặt ra những hạn chế để giữ con cái trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một số điều ngăn cấm có thể ảnh hưởng tiêu cực sự phát triển và tâm lý của trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN