Giáo sư Đại học Sư phạm Bắc Kinh tiết lộ quy luật tăng trưởng của trẻ 0 - 18 tuổi
Biết được quy luật tăng trưởng của trẻ, cha mẹ sẽ hiểu và thông cảm với tâm lý nổi loạn của con mình.
Để nuôi dạy con phát triển lành mạnh, hạn chế ngỗ nghịch, sa vào con đường hư hỏng, cha mẹ cần phải hiểu con mình theo từng giai đoạn. Giáo sư Biên Ngọc Túc tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc đã tiết lộ quy luật tăng trưởng của một đứa trẻ từ 0 tới 18 tuổi. Nếu biết được điều này, cha mẹ sẽ phần nào bớt gặp khó khăn trong việc dạy dỗ con mình.
Giai đoạn 0 - 6 tuổi
Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, cha mẹ nên khuyến khích con mình bò và chơi nhiều trò chơi khác nhau để có thể thúc đẩy sự phát triển các giác quan.
Việc trẻ không thể ngồi yên là do não bộ chưa phát triển và khả năng ức chế kém. Trẻ nói dối là biểu hiện của sự phát triển về tâm lý. Nói dối có thể chia thành 2 loại: tự tưởng tượng và tự vệ.
Từ 2 – 4 tuổi, trẻ bắt đầu biết chia sẻ và nhận thức rõ hành động của mình lúc 5 – 6 tuổi. 3 - 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để rèn luyện khả năng điều tiết cảm xúc của trẻ.
Khi mới bước vào lớp mẫu giáo, trẻ lo lắng về sự chia ly là một hiện tượng tâm lý bình thường. Sau khi phản ứng dữ dội, trẻ sẽ tự điều chỉnh và bắt đầu thích nghi với môi trường mới.
1 - 2 tuổi chủ yếu rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống và tự đi vệ sinh. 3 - 5 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển tính độc lập trong hành vi và cảm xúc của trẻ.
Không ép trẻ biết đọc trước 3 tuổi mà chú trọng phát triển kỹ năng ngôn ngữ nói.
Giai đoạn 6 – 12 tuổi
Ở giai đoạn tiểu học, tuy tốc độ phát triển của não bộ không nhanh bằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng sự phát triển não bộ lúc này vẫn nhanh hơn các bộ phận khác trên cơ thể.
Khả năng tập trung và kiểm soát chú ý của học sinh tiểu học còn yếu. Trẻ từ 7 - 10 tuổi có thể tập trung liên tục trong 20 phút, 10 - 12 tuổi trong 25 phút và 12 tuổi trở lên trong 30 phút.
Trí nhớ của học sinh tiểu học dần dần phát triển từ trí nhớ không chủ ý và máy móc sang nhớ có ý thức. Sự khác biệt trong học tập bắt đầu xuất hiện khi trẻ học lên cao dần.
Ở trường tiểu học, sự tự tin của trẻ đến từ ba khía cạnh: ý thức về tầm quan trọng, năng lực bản thân và ngoại hình. Việc học sinh tiểu học nói dối có liên quan đến tính trung thực.
Học sinh tiểu học đã có khả năng hiểu được cảm xúc của người khác và biết giải thích hợp lý cho cảm xúc của họ.
Sự phụ thuộc của trẻ vào cha mẹ giảm đi ở bậc tiểu học. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thay đổi mạnh mẽ ở các lớp cuối cấp, căng thẳng hơn và dễ xảy ra xung đột.
Giai đoạn 12 – 18 tuổi
Giai đoạn này trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì nên tâm sinh lý thay đổi rõ rệt.
Sự phát triển không cân bằng giữa các vùng não bộ của trẻ trong giai đoạn học cấp 2 khiến cảm xúc của chúng mạnh mẽ hơn, khả năng kiểm soát cảm xúc kém, dễ thay đổi và không ổn định.
Hành vi nổi loạn của học sinh cấp 2 là biểu hiện của tâm lý nổi loạn, có 3 loại chính: bạo lực, im lặng và phục tùng.
Tò mò và có ham muốn tình dục là những đặc điểm tâm lý điển hình của con trai ở tuổi vị thành niên. Sự ý thức tình dục khiến con gái bắt đầu thích các bạn khác giới và rất chú trọng tới hình ảnh bản thân.
Giai đoạn trung học cơ sở là cơ hội quan trọng để thay đổi cách nuôi dạy con cái. Ở giai đoạn này, việc xảy ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là điều bình thường. Xung đột bằng lời nói và cảm xúc là hình thức xung đột chính giữa cha mẹ và con cái ở giai đoạn trẻ học cấp 2 và cấp 3 này.
Giai đoạn này rất quan trọng để rèn luyện tính trách nhiệm, một khi bỏ lỡ khó có thể bù đắp. Việc trau dồi khả năng lựa chọn và ra quyết định độc lập rất quan trọng.
Đây cũng là giai đoạn quan trọng để phát triển và trau dồi khả năng lãnh đạo. Học sinh cấp 2 bước vào giai đoạn giao tiếp xã hội không đồng nhất, nhu cầu giao tiếp khác giới tăng lên. Sự thân thiết trong mối quan hệ thầy trò giảm đi và mâu thuẫn gia tăng.
Nhu cầu được tôn trọng và tự nhận thức là động cơ học tập quan trọng của học sinh trung học cơ sở.
Sự thông minh, tài năng của những thiên tài này khiến ai cũng phải choáng ngợp.
Nguồn: [Link nguồn]