Giáo sư Đại học Harvard: 3 thời điểm 'vàng' phát triển trí tuệ, cha mẹ đừng bỏ lỡ để bồi dưỡng IQ vượt trội cho con
Không phải ai cũng biết rằng, chỉ có một số giai đoạn vàng phát triển trí não trẻ. Nếu nắm bắt được giai đoạn này, IQ của trẻ sẽ cải thiện rất nhanh.
Nghiên cứu của nhóm Giáo sư Richard Weissbourd, một nhà khoa học hành vi trẻ em ở Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng, trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn. Điều đó có nghĩa là sự phát triển của não bộ có tính giai đoạn và thời gian này rất ngắn, bố mẹ không nên bỏ lỡ.
Thông qua nghiên cứu, giáo sư Richard Weissbourd phát hiện ra rằng, trước 12 tuổi, các liên kết thần kinh não bộ liên quan đến thị giác, thính giác, ngôn ngữ, nhận thức phát triển nhanh và gần như hoàn thiện. Sau 12 tuổi, sự phát triển các chức năng não bộ ở trạng thái trì trệ hơn so với trước đó.
Nghiên cứu này cũng chứng minh đầy đủ vì sao con người có tuổi thơ dài nhất trong số các loài linh trưởng. Ý nghĩa thời thơ ấu đối với con người rất quan trọng. Đây là thời điểm trẻ có được những kinh nghiệm, bài học cần thiết thông qua sự tương tác với người lớn và có sự chuẩn bị đầy đủ khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
Thông qua nghiên cứu, giáo sư Richard Weissbourd phát hiện ra rằng, trước 12 tuổi, các liên kết thần kinh não bộ liên quan đến thị giác, thính giác, ngôn ngữ, nhận thức phát triển nhanh và gần như hoàn thiện. Ảnh minh họa
Thông qua nhiều thí nghiệm quy mô lớn, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng:
- Trước 3 tuổi: Trẻ mới phát triển được 60% não bộ.
- Trước 6 tuổi: Con số ấy tăng lên là 80 %.
Tuy nhiên, nó có xu hướng chững lại khi trẻ ở độ tuổi từ 10 - 13, bởi lúc này sự phát triển não bộ về cơ bản đã hoàn thiện.
- Sau năm 15 tuổi về cơ bản não bộ của trẻ gần như không có sự thay đổi.
Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học cũng làm một thí nghiệm khác với những đứa trẻ sơ sinh. Họ đặt những đứa bé vào 2 môi trường khác nhau:
Nhóm trẻ sơ sinh thứ nhất được đặt trong môi trường bình thường, xung quanh yên tĩnh với những bức tường. Còn nhóm trẻ sơ sinh thứ hai được đặt trong môi trường đa sắc thái, có tiếng nhạc, những câu chuyện về mỹ thuật, tiếng các bác sĩ, y tá hàng ngày bận rộn với công việc.
Sau một thời gian, các chuyên gia phát hiện mức độ phát triển trí tuệ của những trẻ nhóm một chậm hơn 3 tháng so với trẻ ở nhóm hai. Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra kết luận về khả năng nhận thức và trí nhớ của những đứa trẻ nhóm số 2 tốt hơn nhóm số 1 rất nhiều.
Vậy nên, có thể thấy những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lớn tới sự phát triển IQ của trẻ. Gen của cha mẹ dù có mạnh đến đâu nhưng cách nuôi dạy không khoa học cũng kìm hãm sự phát triển của trẻ.
Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời cải thiện IQ của con cái, bố mẹ nên tập trung vào 3 giai đoạn vàng sau đây:
1. Giai đoạn 0 - 3 tuổi
Nếu con bạn đang ở giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý đến hành vi của chính mình. Ảnh minh họa: pixabay
Đây là giai đoạn trẻ tò mò với thế giới xung quanh, chúng dần hình thành sự tự nhận thức và ham muốn khám phá mọi thứ, bắt chước tất cả những gì chúng nhìn thấy.
Trẻ nhỏ đặc biệt thích bắt chước hành vi của cha mẹ, chúng luôn rất tập trung vào những việc cha mẹ làm, chăm chú quan sát và ghi nhớ vào bộ não, sau đó sẽ lặp lại hành vi đó.
Ngoài ra trẻ em trong giai đoạn này cũng có ý thức cạnh tranh mạnh mẽ. Chẳng hạn khi hai đứa trẻ cùng ăn với nhau, chúng sẽ ăn nhanh hơn nhiều khi ăn một mình. Hoặc khi cùng chơi đồ chơi với nhau, trẻ có xu hướng muốn tranh giành món đồ chơi mà đứa trẻ còn lại đang cầm.
Lúc này, não bé có 3 chức năng hoạt động chính: tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và cuối cùng là ghi nhớ. Thời gian các bé ghi nhớ vô cùng nhanh, cao gấp 4 lần so với thời gian ghi nhớ của người ở tuổi trưởng thành.
Nếu con bạn đang ở giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý đến hành vi của chính mình, điều chỉnh những hành vi xấu và hướng dẫn, khuyến khích con thể hiện những hành vi tốt để xây dựng tính tự lập cho con.
2. Giai đoạn từ 5-7 tuổi phát triển IQ của trẻ
Trẻ ở độ tuổi từ 5-7 tiếp thu và học hỏi cái mới nhanh. Ảnh minh họa: pixabay
Đây là giai đoạn vàng thứ 2 để phát triển IQ của trẻ. Ở giai đoạn này, tính cách của con đã được thể hiện tương đối đầy đủ. Vì vậy đây cũng là thời điểm cha mẹ cần chú trọng uốn nắn, sửa đổi tính cách của con.
Trẻ ở độ tuổi từ 5-7 tiếp thu và học hỏi cái mới nhanh, tuy nhiên chúng chưa biết phân biệt đúng sai. Con có thể nhanh chóng học cả điều tốt và điều xấu. Vì vậy cha mẹ cần theo dõi con cẩn trọng. Khi trẻ có hành vi xấu cần được chấn chỉnh ngay.
Việc đánh mắng trẻ ở giai đoạn này cũng không được khuyến khích. Bởi đây cũng là giai đoạn trẻ dễ khủng hoảng tâm lý. Con sẽ phản ứng lại những lời mắng, những trận đánh của cha mẹ bằng hành động tiêu cực, nổi loạn. Vì vậy thay vì đánh mắng con, hãy phân tích cho chúng hiểu và sửa đổi.
Phụ huynh nên mua những đồ chơi tư duy, phù hợp lứa tuổi để con rèn luyện trí thông minh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng có hứng thú với những câu đố. Cha mẹ hãy thường xuyên chơi với con, ra những câu đố đơn giản, gần gũi để con luyện khả năng tư duy và học cách suy nghĩ, suy luận vấn đề. Ngoài ra, con cũng cần được thường xuyên đưa đến những nơi như công viên, vườn bách thú, khu vui chơi trí tuệ, nơi công cộng... để con khám phá điều mới mẻ và học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.
3. Giai đoạn từ 8-10 tuổi
Giai đoạn từ 8-10 tuổi rất là quan trọng trong việc phát triển IQ của trẻ. Ảnh minh họa: pixabay
Nghiên cứu của Giáo sư Richard cho thấy các kết nối thần kinh của thị giác, thính giác, ngôn ngữ và nhận thức... phần lớn được phát triển khi trẻ 1 tuổi và trì trệ sau 12 tuổi. Vì vậy giai đoạn từ 8-10 tuổi rất là quan trọng trong việc phát triển IQ của trẻ.
Ở giai đoạn này, con đã bớt tò mò về thế giới quan, chán nản việc học và lộ rõ sự nổi loạn, ương bướng, thường cãi lời bố mẹ. Trẻ khá hiếu thắng khi ở độ tuổi từ 8-10. Con luôn cố gắng thể hiện mình, dù cách thể hiện đó có sai trái.
Đây cũng là giai đoạn quyết định tính cách tương lai của con. Vì vậy bố mẹ cần sát sao với con hơn nữa ở độ tuổi này. Việc học tập của trẻ không được lơ là, nhưng cũng đừng sát sao quá! Hãy dạy con cách vừa học vừa chơi hợp lý để con không nhàm chán và dễ tiếp thu hơn.
Những điều này tác động rất xấu đến giấc ngủ và sức khỏe của con, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Nguồn: [Link nguồn]