Giao bài tập Tết, thầy giáo để lại câu này khiến học trò đang ngủ cũng bật dậy làm tức khắc

Sự kiện: Giáo dục

Mới đây, một thầy giáo đã khiến cộng đồng mạng "đứng ngồi không yên" khi nghĩ ra cách động viên giúp học trò tránh tình trạng "ngại học sau nghỉ Tết".

Vào dịp Tết, tâm lý chung của học trò là hy vọng không bị "lì xì" bài tập về nhà để dành thời gian trải nghiệm năm mới cùng gia đình, người thân, được đi du xuân thoải mái, vi vu đó đây. Còn giáo viên lại mong muốn mỗi ngày học trò dành một khoảng thời gian nhất định làm bài tập.

Thực tết việc này sẽ giúp các bạn ấy duy trì nếp học tập, không bị mắc bệnh "ngại học sau nghỉ Tết". Vì hiểu được tâm lý của học sinh, thầy cô đã động viên bằng những cách khác nhau tạo động lực cho các bạn xử lý nhanh chóng đống bài tập huyền thoại kia.

Minh chứng là cuối mỗi trang đề bài, thầy cô lại gửi gắm thêm 1 vài câu nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng đầy thấm thía.

Thầy giáo để lại câu dặn dò cuối bài. 

Thầy giáo để lại câu dặn dò cuối bài. 

Nội dung câu nói của William Arthur Ward mà thầy giáo trích dẫn nguyên văn như sau:

"Hãy học khi người khác ngủ

Lao động khi người khác lười nhác

Chuẩn bị khi người khác chơi bời

Dám ước mơ trong khi người khác chỉ dám ước ao"

Vừa qua một thầy giáo Vật Lý cũng đã gây sốt cộng đồng mạng bởi cách cổ vũ tinh thần học sinh cực lầy lội. Theo đó, khi giao cho học trò một tệp bài tập, thầy đã chế lại lời bài hát "Bài ca tết cho em" của ca sỹ Quang Lê thành bài hát có tên "Bài ca Vật Lý cho em" và in trịnh trọng ngay bìa tập tài liệu.

Học sinh nhận "món quà Tết" này vô cùng bất ngờ vì độ hài hước của thầy giáo mà vơi đi nỗi ác mộng muôn thuở - Bài tập Tết.

Bài tập vật lý Tết được chia sẻ trên mạng xã hội. 

Bài tập vật lý Tết được chia sẻ trên mạng xã hội. 

Trong khi đó, một học sinh lớp 12 của Trường trung học phổ thông Giao Thủy B (Nam Định) đã khiến học sinh của những trường khác phải trầm trồ, ghen tị.

Cụ thể, khi cả lớp chuẩn bị ra về, giáo viên đã thông báo về việc giao bài tập Tết với vẻ mặt nghiêm nghị. Cả lớp im lặng, học sinh ai nấy đều không vui. Tuy nhiên, khi đọc các bài tập về nhà trong tờ A4 mà giáo viên đưa, học sinh đã reo hò, sung sướng.

Học sinh thích thú "khoe"  7 bài tập Tết vừa được giáo viên giao về nhà.

Học sinh thích thú "khoe"  7 bài tập Tết vừa được giáo viên giao về nhà.

Nội dung bài tập Tết như sau:

Bài 1: từ 26 đến 29 Tết, giúp bố mẹ dọn nhà cửa sạch sẽ đón Tết (các bé lớp 10 thì phải quay video minh chứng, còn chúng mình lớn cả rồi, tự giác, mình tin nhau là chính).

Bài 2: Tự tay làm một món ăn chuẩn bị cho ngày Tết (gói bánh chưng, làm mứt,…. đừng quên chụp ảnh up lên fanpage của lớp để khoe thành quả với các bạn trong lớp.

Bài 3: Làm một việc tốt, có ý nghĩa (theo quan điểm cá nhân).

Bài 4: Đọc một cuốn sách hay – Đọc trọn vẹn và hoàn thành các cuốn sách đang đọc dở dang (Đọc xong đừng quên viết lời giới thiệu hoặc cảm nhận về cuốn sách đó. Điều này chia sẻ lại với cô giáo).

Bài 5. Từ mồng 1 đến mồng 2 đừng quên khai bút (không phải làm bài tập mà viết về một điều mình tâm đắc, mình mong muốn trong năm 2020).

Bài 6: Đừng quên trích một phần nhỏ số tiền được lì xì ra để mua những cuốn sách hay.

Bài 7: Ăn tết cuối cùng của thời học sinh vô tư bên gia đình và người thân vui vẻ và ý nghĩa nhất trước khi bước vào những cái tết của tuổi trưởng thành sau này.

Khi nhận 7 bài tập về nhà nêu trên, học sinh hò reo, vỗ tay ăn mừng vì quá ý nghĩa.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguồn gốc ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết mọi người cần biết

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn, phong tục lì xì ngày Tết bắt nguồn từ một sự tích.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN