Giảm câu hỏi, giảm thời gian trong bài thi tổ hợp THPT: Học sinh có bớt áp lực?
Theo Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, Văn Trinh, bài thi tổ hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ giảm câu hỏi, giảm thời gian làm bài.
Bài thi tổ hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ giảm câu hỏi, giảm thời gian làm bài.
Ông Trinh cho biết, Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2019 về trước, cấu trúc bài thi tổ hợp có nhiều câu hỏi hơn, thời gian làm bài nhiều hơn. Chẳng hạn, năm trước, bài thi tổ hợp 3 môn, mỗi môn gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài 150 phút. Thời gian làm bài mỗi môn là 50 phút.
Còn kỳ thi năm nay sẽ khác ở chỗ, số lượng câu hỏi mỗi phân môn giảm, thời gian làm bài giảm, tuy nhiên, dù có giảm nhưng đạt độ phân hoá phù hợp làm sao đảm bảo em có năng lực học học tốt sẽ đạt kết quả sẽ tốt hơn bạn học yếu.
Về mức độ của đề thi các môn năm trước gồm 4 mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao năm nay cũng sẽ được điều chỉnh vì mục tiêu đánh giá của kỳ thi năm nay khác với năm trước.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT thông tin, đề thi năm nay sẽ tăng lượng câu hỏi cơ bản: nhận biết, thông hiểu. Trong đó vẫn có những câu hỏi vận dụng cao nhưng số lượng câu hỏi sẽ ít hơn, điều chỉnh ở mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, 3 bài thi bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ về cơ bản sẽ giống như năm trước.
Kết quả có đảm bảo công bằng?
Theo ông Trinh, Bộ GD&ĐT cam kết sẽ cùng các địa phương tổ chức kỳ thi nghiêm túc, đảm bảo công bằng cho thí sinh. Nói như vậy là bởi, học sinh sẽ dự thi tại trường, do Sở GD&ĐT chủ trì, giáo viên tại địa phương coi thi nhưng sẽ coi chéo nhau, thậm chí giáo viên dạy môn nào sẽ không coi thi môn đó. Thi trắc nghiệm mỗi thí sinh một mã đề riêng. Bộ tăng cường lực lượng thanh tra gồm: thanh tra Bộ GD&ĐT có cán bộ trường ĐH; thanh tra Sở GD&ĐT; thanh tra UBND tỉnh/ TP.
Về chấm thi, sẽ sử dụng thiết bị hỗ trợ camera như kỳ thi năm 2019; chấm thi tự luận 2 vòng độc lập có sự giám sát của camera và thanh tra. Quy trình chấm thi trắc nghiệm do phần mềm thực hiện, trong đó năm qua đã làm rất tốt, năm nay được nâng cấp thêm bước nữa nên sẽ hạn chế rất nhiều gian lận.
Quá trình chấm có camera giám sát. Dữ liệu sẽ được mã hoá, gửi về Bộ GD&ĐT để giám sát, đối sánh trường hợp bất thường.
Ông Trinh cũng cho rằng, thí sinh lo ngại đến việc giáo viên địa phương coi thi có thể dẫn đến chuyện bắt tay xuê xoa, coi dễ, coi chặt là có tính thực tiễn. Vấn đề này, Bộ cũng đã nhìn thấy, vì thế đã có những giải pháp kỹ thuật, thậm chí cả giải pháp pháp lý. Ví dụ, chuyện giám thị coi thi trong phòng thi, nếu có sai phạm đã có quy định xử lý nghiêm rất rõ ràng. Ngoài phòng thi còn có lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát…
Do không dự đoán được dịch COVID-19 sẽ kết thúc vào thời điểm nào nên các trường ĐH đều phải xây dựng kế hoạch...
Nguồn: [Link nguồn]