Được ca ngợi như thần đồng nhưng cách nuôi sai lầm của người mẹ đã đẩy con trai mình mất tất cả
Vì muốn con mình tập trung mỗi việc học, người mẹ này đã làm tất cả mọi thứ nhưng lại gây ra hậu quả đáng tiếc cho cuộc đời của một thần đồng.
Không khó để bắt gặp những người mẹ luôn muốn dành tất cả mọi thứ tốt đẹp nhất cho con mình. Đối với họ, con cái luôn là thứ được ưu tiên hàng đầu, vì thế họ sẵn sàng làm tất cả và cũng quyết định thay con mình mọi thứ. Tuy nhiên, việc hy sinh một cách mù quáng cho con cái không phải là điều tốt, ngược lại nó có thể huỷ hoại cả cuộc đời của một đứa trẻ.
Nguỵ Vĩnh Khang sinh ra trong một gia đình bình thường ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Anh là con một trong nhà nên ngay từ nhỏ cha mẹ anh đã đề cao việc giáo dục. Mẹ của anh chỉ là một nhân viên bình thường trong cửa hàng bách hoá, cha anh bị di chứng chiến tranh nên cuộc sống của gia đình tương đối khó khăn. Mẹ anh muốn cả gia đình thoát khỏi cuộc sống nghèo khó nên đã đặt toàn bộ hy vọng vào con trai mình.
Ngụy Vĩnh Khang.
Ngay từ nhỏ, Nguỵ Vĩnh Khang được mẹ dạy dỗ đặc biệt, 2 tuổi đã có thể đọc và ngâm thơ cổ, được mọi người tán dương như thần đồng. 8 tuổi anh đã học trường trung học cơ sở trọng điểm của thành phố, 13 tuổi đậu vào Học viện Khoa học Trung Quốc. Đáng tiếc thay, cuộc sống khi trở thành một sinh viên lại rẽ theo một chiều hướng khác, anh không còn đạt thành tích xuất sắc nữa, thậm chí còn bị thuyết phục rời đi. Nguyên nhân có lẽ phần lớn bắt nguồn từ mẹ của anh.
Mẹ của Ngụy Vĩnh Khang hy vọng anh có thể trở thành nhà văn, bà tin rằng đọc sách là lối thoát duy nhất cho những gia đình bình thường như họ. Vì vậy, khi anh còn nhỏ, bà bắt anh phải bịt tai nghe với những thứ ngoài cửa sổ và chỉ đọc sách hiền triết. Tất cả mọi hoạt động giải trí, vui chơi với bạn bè đều bị tước đoạt, điều duy nhất anh cần phải làm chính là học hành.
Mẹ của Ngụy Vĩnh Khang.
Để con trai có thể tập trung cho việc học, bà không ngần ngại làm tất cả mọi thứ như giặt giũ, nấu nướng, còn tự tay đút cơm, đánh răng cho anh. Dần dần, lớn lên trong môi trường như vậy, anh không thể tự lo cho bản thân mình. Khi rời xa vòng tay mẹ mình để học đại học, bắt buộc phải sống tự lập, anh không có khả năng thích nghi sinh tồn. Vào mùa đông giá rét, anh thậm chí chỉ biết mặc một chiếc áo mỏng, mọi người đều nhìn anh một cách kỳ lạ.
Ngoài ra, Nguỵ Vĩnh Khang cũng không giỏi đối phó với các mối quan hệ giữa các cá nhân, không thể giao tiếp mọi người khi thảo luận các vấn đề trong nhóm. Anh rất khó hoà nhập vào môi trường tập thể.
Viện Khoa học Trung Quốc cũng đã nhìn ra những thiếu sót trong cuộc đời của Ngụy Vĩnh Khang, họ đã thuyết phục anh thôi học. Xét cho cùng, một người không thể tự lập trong cuộc sống, thành tích học tập cao cũng không có ý nghĩa gì.
Tất cả các bà mẹ trên đời đều giống nhau, họ đều yêu thương con mình hết lòng. Mẹ của Nguỵ Vĩnh Khang là một ví dụ điển hình. Mặc dù ở tuổi thiếu niên anh là một thần đồng, nhưng khi lớn lên lại trở thành người bình thường. Những gì mà anh trải qua là sự thất bại trong giáo dục gia đình.
Là cha mẹ, chúng ta cần nghĩ đến tầm quan trọng của giáo dục gia đình. Trên thực tế, sự phát triển lành mạnh của một người trong thế giới này không chỉ đòi hỏi sức khỏe thể chất mà còn cả sức khỏe tinh thần. Trong nền giáo dục đương đại, việc đo lường sự xuất sắc của một học sinh không chỉ phụ thuộc vào kết quả học tập mà còn phụ thuộc vào sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất.
Đồng thời, chúng ta cũng phải nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các cá nhân. Tính cách có thể quyết định cuộc sống của một người, chúng ta không được bỏ qua nó.
Cũng giống như mẹ của Nguỵ Vĩnh Khang, bà chỉ biết trau dồi học lực cho con trai mình mà không biết cách để con giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa, không trau dồi kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân. Sai lầm này đã thay đổi cuộc đời của Ngụy Vĩnh Khang.
Suốt những ngày cuối đời, thần đồng William James Sidis đã sống một cuộc sống cô độc và tìm mọi cách để trốn chạy...
Nguồn: [Link nguồn]