Đừng trở thành bố mẹ vô tâm chỉ vì thiếu tinh ý khi trẻ đang cần giúp đỡ

Sự kiện: Dạy con

Nhiều cha mẹ không quan tâm đến những tín hiệu mà trẻ cần đến sự giúp đỡ, khiến cho việc nuôi dạy dần gặp rất nhiều khó khăn.

Đôi lúc bố mẹ sẽ cảm nhận được con mình có một chút gì đó không giống như ngày thường, nhưng khi hỏi thì chỉ nhận được cái lắc đầu. Vậy đâu là tín hiệu SOS mà bố mẹ có thể nhìn thấy ở trẻ?

Khung thời gian khiến trẻ cảm thấy chơi vơi nhất

Nếu tinh ý một chút, bố mẹ có thể nhận ra trẻ sẽ có những biểu hiện thay đổi khi môi trường xung quanh thay đổi. Ví dụ, đó có thể là việc thay đổi trường mới, lớp mới, nơi ở mới. Khi đã quen với mọi thứ, trẻ sẽ dễ cảm thấy lạc lõng khi bắt đầu sống tại một nơi hoàn toàn lạ lẫm so với trước đây.

Đừng trở thành bố mẹ vô tâm chỉ vì thiếu tinh ý khi trẻ đang cần giúp đỡ - 1

Bên cạnh đó, khi kết thúc một kỳ nghỉ dài vào mùa hè, trẻ sẽ dễ cảm thấy chán nản, tâm lý còn ham chơi chưa muốn quay trở lại với việc học. Ở Mỹ, người ta chứng minh rằng khi trẻ nghỉ dài quá 3 tháng sẽ thường phát triển chứng trầm cảm khi quay trở lại trường học.

Khung thời gian trong từng giai đoạn cụ thể mà trẻ biểu hiện tín hiệu SOS

- Từ 2 đến 5 tuổi

Giai đoạn này trẻ còn chưa ý thức được nhiều, thế nên thường có xu hướng gắn kết với bố mẹ thông qua hành động khóc. Khi trẻ muốn bộ lộ cảm xúc của mình như buồn một việc gì đó, trẻ sẽ khóc, khi muốn một cái gì đó trẻ cũng sẽ khóc vòi vĩnh… Như vậy, thông qua biểu hiện khóc, bố mẹ sẽ biết được trẻ cần giúp đỡ cái gì.

Đừng trở thành bố mẹ vô tâm chỉ vì thiếu tinh ý khi trẻ đang cần giúp đỡ - 2

- Từ 6 tuổi trở đi

Ở tuổi này, trẻ sẽ thể hiện cảm xúc bằng lời nói hoặc chữ viết, đôi khi là những biểu hiện rất lầm lỳ, cáu bẳn, lười biếng một cách cố tình. Trẻ có xu hướng trở nên nổi loạn hơn, mọi hành động như được thể hiện qua câu nói "Hãy nhìn con đây này ". Có thể thấy rằng, những tín hiệu mà trẻ cần giúp đỡ ở giai đoạn này đều được thể hiện qua hành động chống đối, lỳ lợm.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ

- Từ 2 đến 5 tuổi

Biểu hiện của trẻ ở giai đoạn này là khóc, trẻ có thể dùng tiếng khóc của mình để sai khiến người lớn. Khi nhìn thấy điều đó, hãy nhanh chóng có những giải pháp phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Chẳng hạn nếu vào buổi sáng, trẻ nói rằng mình không muốn đi học, không muốn ăn sáng, rồi gào lên khóc. Thay vì cầm voi vọt vài phát vào mông trẻ, điều đó chỉ làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi không muốn đến trường hơn. Điều cần thiết lúc này là nói nhẹ nhàng, ôm trẻ vào lòng, dỗ dành thật âu yếm. Khi đứa trẻ đã bình tĩnh lại, bố mẹ hãy hỏi trẻ muốn như thế nào hay có cái gì khiến trẻ cảm thấy sợ hãi khi đến trường hay không.

Đừng trở thành bố mẹ vô tâm chỉ vì thiếu tinh ý khi trẻ đang cần giúp đỡ - 3

- Từ 6 tuổi trở đi

Đây là giai đoạn trẻ cần rất nhiều sự thấu hiểu và quan tâm từ bố mẹ. Trẻ có thể bị bắt nạt tại trường, bị đe dọa, nổi loạn, kết quả học tập giảm đột ngột. Vào mỗi buổi sáng, một số trẻ sẽ tìm lý do để khỏi phải đến trường, trẻ sẽ giả vờ ốm, trẻ nói dối hôm nay trường cho nghỉ…

Nếu bố mẹ quan sát kỹ sẽ thấy trẻ có những dấu hiệu rất khác so với thường ngày, thường ngồi buồn vu vơ, nét mặt ỉu xìu không hoạt bát, lười biếng làm bài tập và có thể trẻ sẽ viết nhật ký.

Để giúp đỡ trẻ lúc này, bố mẹ cần kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân, tích cực trò chuyện, khen ngợi, dần dần trẻ sẽ cởi mở và tin tưởng để nói hết mọi thứ cho bố mẹ nghe.

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ mà bố mẹ cần có những cách khác nhau sao cho phù hợp, giúp trẻ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Cha mẹ không biết 3 yếu tố này sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển trí não của con

Muốn bộ não của con phát triển tốt thì ăn đủ chất là chưa đủ mà còn 3 yếu tố dưới đây sẽ có ảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Woman) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN