Đừng lúc nào cũng khen trẻ: "Con giỏi quá!" mà hãy tuân thủ cách khen theo 5 ngữ cảnh sau

Sự kiện: Dạy con

Khen ngợi dẫu sao vẫn tốt hơn là chê bai con cái, nhưng khen làm sao để mang lại sự tích cực, hướng trẻ biết phấn đấu hơn thì lại là chuyện khác.

Tính cách của trẻ bị tác động rất lớn từ cách giáo dục của cha mẹ. Nếu trẻ có tính tự ti, cha mẹ cần phải khuyến khích để chúng dần tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu là một đứa trẻ hay mắc lỗi và thường xuyên gây rắc rối, chắc chắn cha mẹ nên phê bình và giáo dục ở mức độ nhất định để trẻ biết kiềm chế tính khí của mình lại.

Vậy thì, cha mẹ nên giáo dục con cái như thế nào là khoa học nhất? Nhiều “câu thần chú” được cha mẹ tích cực khen ngợi con cái nhất là: “Con là đứa bé tuyệt vời nhất”, “Con giỏi quả”, “Con mẹ là số 1”. Tuy nhiên, cách dạy con bằng những lời khen như thế này chưa hẳn đã tốt. Những lời khen đúng đắn nhất phải tuân theo các ngữ cảnh sau:

Những lời khen đúng đắn nhất phải tuân theo các ngữ cảnh.

Những lời khen đúng đắn nhất phải tuân theo các ngữ cảnh.

Những ngữ cảnh cần khen ngợi trẻ

1. Khen ngợi những nỗ lực

Khi điểm số của trẻ được cải thiện, cha mẹ hãy khen ngợi: “Mẹ biết gần đây con đã học hành rất chăm chỉ. Con đã rất cố gắng đúng không nào, không việc gì là con không thể làm được”.

Cha mẹ phải ghi nhận sự cố gắng của con cái chứ không phải khen con thông minh. Bởi vì, nếu thành công của trẻ là do yếu tố bên ngoài, trẻ cảm thấy rằng vẫn còn nhiều thứ cần phải cải thiện. Nếu thành công là do nguyên nhân bên trong, nếu thất bại, trẻ sẽ đặc biệt thất vọng và trở nên tự ti.

2. Khen ngợi về những điều trẻ thường bỏ qua

Nếu trẻ thường bất cẩn, khi có tiến bộ cha mẹ nên khen: “Lần này, con đã làm bài cẩn thận hơn”, trẻ nhận ra rằng chỉ cần mình cẩn thận hơn là có thể đạt điểm cao.

3. Khen ngợi thái độ của trẻ

Nhiều đứa trẻ thất bại không phải vì chúng không đủ chăm chỉ hoặc không đủ tài năng, mà là do chúng quá kiêu căng, ngạo mạn và không bao giờ để mắt đến ai. Vì vậy, khi trẻ làm được việc tốt, cha mẹ nên tập trung khen thái độ của chúng nhiều hơn.

4. Khen ngợi đứa trẻ kiên trì

Thành công chắc chắn đòi hỏi sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực cố gắng không ngừng. Vậy nên, khi trẻ đạt được thành tích cao trong học tập, cha mẹ dành thời gian quan sát xem thử con mình có kiên trì không. Việc khen ngợi trẻ biết kiên trì sẽ giúp chúng cảm thấy rất vui và cố gắng hơn nữa.

5. Khuyến khích so sánh với quá khứ của bản thân

Không đứa trẻ nào lại vui vẻ khi cha mẹ so sánh mình với những người khác, nhưng nếu được so sánh với chính bản thân trong quá khứ, chúng sẽ nhận ra mình đã khác xưa nhiều. Điều này tạo động lực rất lớn cho sự thành công của trẻ sau này.

Phê bình đúng cách là như thế nào?

Khen ngợi đúng cách thì phải có cách phê bình đúng cách, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Trẻ làm sai nhất định cần phải bị phê bình.

Trẻ làm sai nhất định cần phải bị phê bình.

- Không có phần thưởng

Khi trẻ làm sai điều gì đó, cha mẹ nên hủy phần thưởng như một cách nhắc nhở chúng về những sai lầm của bản thân.

- "Phê bình" với một thái độ nhẹ nhàng

Nhiều bậc cha mẹ luôn nói và chỉ trích con cái của họ với một giọng điệu mạnh mẽ sau khi chúng mắc lỗi, điều này sẽ trẻ sẽ không nhận ra lỗi lầm của mình. Thực tế, trẻ sau khi mắc lỗi cảm thấy khó chịu và cần sự an ủi, động viên của cha mẹ.

- Để trẻ làm những việc chúng không thích

Để trẻ làm những điều chúng không thích thực chất đã là một hình phạt. Để không phải làm những điều mình ghét, một số trẻ sẽ chọn cách học tập chăm chỉ, cố gắng hết sức để không mắc sai lầm trong tương lai.

- Giao tiếp với trẻ đúng lúc

Phê bình là hành động giao tiếp với trẻ về hành vi sai trái của chúng. Cha mẹ phải kịp thời nói chuyện với trẻ để chúng nhận ra lỗi lầm và sửa chữa kịp thời.

- Phê bình trẻ quá lâu

Mục đích của việc phê bình trẻ không phải để chỉ trích mà là để trẻ tự nhận ra lỗi của mình. Thời gian không nhất thiết phải dài, chỉ cần có thể đạt được mục đích là để trẻ nhận ra mình đã mắc lỗi là được. Phê bình lâu chưa chắc đã là điều tốt, cha mẹ cần chú ý tới sự phát triển tâm lý của trẻ nữa.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Trẻ em học kém thường có chung 6 vấn đề này

Khi một đứa trẻ học kém, cha mẹ khoan trách móc con mình mà hãy tìm hiểu nguyên nhân thực sự đằng sau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN