Đừng dại mà xung đột gia đình trong nuôi dạy con mà hãy học "tuyệt chiêu" của một người mẹ này
Cảm thấy bất lực trước việc con trai vì bố nuông chiều mà mải chơi, quên học, chị Hân đã nghĩ ra cách thay đổi cả nhà.
Con lười học, ít vâng lời cha mẹ, mải chơi điện thoại… đã làm cho vợ chồng Ngọc Hân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn căng thẳng. Rèn cho cậu con trai 9 tuổi vào khuôn khổ ăn học, vui chơi hợp lúc là điều mà vợ chồng Hân luôn hướng đến. Nhưng xem ra, thực hiện lại không hề dễ dàng gì.
Mới 9 tuổi thôi nhưng cậu con trai của Hân mải chơi, hiếu động. Hễ ra khỏi nhà là đá bóng, hay đến nhà các bạn chơi đến độ quên cả đường về, nhiều phen bố mẹ tá hỏa đi tìm không thấy, trong lúc nghĩ ra đủ thủ không may thì cu cậu lại mò về nhà trong bộ dạng nhễ nhại mồ hôi.
Mỗi lần như vậy, Hân đùng đùng nổi giận, muốn cho vài roi để con nhớ bài học thì chồng lại ngăn cản, coi chuyện trẻ mải chơi hết sức bình thường, thời nào cũng thế. Cứ như vậy, con lại tái diễn và bố lại can thiệp mẹ dạy con khiến cho Hân cảm thấy căng thẳng. Thế nên, cậu con trai cứ chứng nào tật nấy, quên cả lời mẹ dặn.
Chưa hết, còn nhiều chuyện khiến Hân có cảm giác mình không khác gì cô giúp việc trong nhà khi không được can thiệp vào dạy con. Đó là cậu con trai thường xuyên ham mê xem tivi, chơi game trên điện thoại mà không chịu học bài. Ăn uống vô độ, rơi vãi đồ ăn, đồ đạc, sách vở vứt mỗi nơi mỗi thứ, bừa bộn... Quần áo, tất dùng hay chưa dùng đều vo tròn vứt vào trong tủ. Hân cứ kiên quyết với con thì bố lại nhảy ngay vào can ngăn, thậm chí quát tháo Hân trước mặt con cái, cho rằng mẹ quá quắt, khắt khe, con trai đứa nào cũng thế…
Ảnh minh họa
Thấy chuyện gia đình ngày càng không ổn, Hân nghĩ ngay đến việc thay đổi quan niệm của chồng, làm sao để chồng thấy được việc nuông chiều con quá sẽ sinh ra thói hư, tật xấu, không chỉ ở nhà mà đi học, đi chơi sẽ bị người khác chê cười bố mẹ không biết dạy con. Không thể một lúc mà chồng thay đổi vì xem chừng chồng còn ương bướng còn hơn cả con nhỏ, Hân nghĩ cách cho chồng đọc những thông tin tác hại của trẻ xem, chơi nhiều tivi, điện thoại. Bên cạnh đó, phân công việc nhà, cốt sao cả nhà cùng làm việc, chơi, học với con.
Vậy là từ chỗ một mình cáng đáng đủ thứ cơm nước, dọn dẹp, giặt quần áo… cho đến dạy con học, Hân đã được chồng đỡ đần cho rất nhiều. Những việc nhỏ như dọn dẹp nhà cửa, cất quần áo, lau nhà, dọn dẹp bàn học, đồ đạc trong nhà cũng được giao cho con và coi đó là nhiệm vụ phải hoàn thành vì bố mẹ cũng đều làm các việc khác. Vợ chồng Hân chia nhau dạy con, người này bận thì người kia chơi, dạy kèm con học.
Con trai của Hân thấy bố mẹ cùng làm, học cùng, chơi cùng nên tỏ ra rất thích thú, tự hào với những công việc đã làm giúp được cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và làm vui lòng bố mẹ. Ngay cả việc xem ti vi, chơi điện thoại cũng có thời lượng cụ thể, không được chơi quá lâu, tránh những trò chơi, video không phù hợp. Chồng Hân cũng thường xuyên đá bóng, chơi bóng rổ cùng con mỗi khi chiều đón con đi học về. Hân cũng thưởng cho con nếu học tốt, nghiêm túc…
Cứ như vậy, việc dạy con dần dần đi vào nề nếp, khuyến khích để con tự giác nhận biết và làm theo bởi trước hết muốn con chăm ngoan bố mẹ phải gương mẫu đầu tiên. Sự bất đồng trong nuôi dạy con cái đã không còn. Bây giờ, vợ chồng Hân thực sự đã cảm thấy thoải mái, hạnh phúc vì gia đình luôn thương yêu, đoàn kết.
Chồng Hân cũng rất phục vợ và cảm thấy trách nhiệm hơn với vai trò làm chồng, làm cha. Cậu con trai từ một đứa trẻ được nuông chiều, nay đã rất ngoan và tự giác trong mọi thứ.
Để ý tới những điều nhỏ nhặt sẽ giúp cha mẹ và con cái gắn kết hơn. Đặc biệt, cha mẹ sẽ không phải trải qua cảm...
Nguồn: [Link nguồn]