Đứa trẻ được cha mẹ dạy dỗ đúng cách sẽ có 5 dấu hiệu điển hình
Các nhà nghiên cứu đã tổng kết 5 dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ được nuôi dạy và trưởng thành lành mạnh.
Con biết chịu trách nhiệm
Nhiều bậc cha mẹ khi con mắc lỗi thường có xu hướng bỏ qua vì cho rằng: "Con còn nhỏ không biết gì. Đợi con lớn lên chút nữa rồi dạy".
Nhưng thực tế, suy nghĩ sẽ thành hành động, hành động lặp lại nhiều lần sẽ thành thói quen. Một khi thói quen xấu được hình thành sẽ phải mất nhiều thời gian để thay đổi bằng một thói quen tốt.
Một đứa trẻ khi được dạy tính trách nhiệm, chúng sẽ thấy được nguyên nhân và hậu quả của hành vi. Với khả năng này, đứa trẻ sẽ không vội vàng làm bất cứ việc gì mà không nghĩ đến hậu quả. Chúng cũng sẽ biết cách cư xử đúng mức với những người xung quanh và không làm tổn thương tới bất kỳ ai.
Vì vậy, dạy con biết chịu trách nhiệm là việc cha mẹ cần làm ngay từ khi con còn nhỏ. Chẳng bao giờ là quá sớm để rèn tính kỷ luật cho trẻ. Những đứa trẻ có trách nhiệm khi lớn lên sẽ thành những người lớn có trách nhiệm.
Một đứa trẻ dám thừa nhận lỗi sai và biết sửa chữa chứng tỏ cha mẹ đang có hướng giáo dục con đúng đắn.
Một đứa trẻ dám thừa nhận lỗi sai và biết sửa chữa chứng tỏ cha mẹ đang có hướng giáo dục con đúng đắn. Ảnh minh họa
Con có tính nhẫn nại
Cốc Ái Lăng - vận động viên trượt tuyết người Trung Quốc vừa giành huy chương vàng Olympic 2022 - đã khiến công chúng nể phục, khi có màn biểu diễn thành công và giành huy chương vàng. Trước đó, cô ngã trong lúc trình diễn phần thi và nhận về điểm số thấp nhất trong hai ngày 5 và 6/2. Không nản lòng vì thất bại, tới 8/2, cô vượt lên chính mình và giành huy chương vàng môn trượt tuyết nhào lộn trên không. Trả lời phỏng vấn, cô gái cho biết thành tích kém ở hai vòng thi trước từng khiến cô thấy không tốt lắm, nhưng sau đó, cô cố gắng phát huy hết khả năng và thể hiện bản thân.
Theo khoa học, trẻ có chỉ số nghịch cảnh cao (Adversity Quotient, viết tắt là AQ) - tức khả năng chống lại áp lực cao, khi mọi thứ diễn ra không như ý - sẽ có cơ hội thành công hơn những người khác trong cuộc sống.
Những đứa trẻ có chỉ số nghịch cảnh cao thường kiên trì và ngoan cường. Chúng có thể đối mặt với những thất bại và tìm cơ hội mới từ đó, trong khi những đứa trẻ có chỉ số nghịch cảnh thấp khó chấp nhận thất bại. Chúng dần trở nên ghen tị, ích kỷ, dễ làm tổn thương người khác hay tự hủy hoại bản thân.
George S. Patton, vị tướng nổi tiếng của Mỹ, nói: "Thước đo thành công của một người không phải ở đỉnh cao bao nhiêu, mà là kiên cường thế nào khi rơi xuống đáy vực".
Do đó, bậc cha mẹ khôn ngoan không giúp con né nghịch cảnh mà để con tự mình đương đầu và tìm cách vượt qua nó.
Con biết bày tỏ cảm xúc thật
Một đứa trẻ được lắng nghe, đồng cảm khi lớn lên sẽ là một người tự tin, mạnh dạn, biết yêu thương. Theo nghiên cứu từ Khoa phát triển gia đình và trẻ em thuộc Đại học Georgia, Mỹ, trí thông minh cảm xúc (EQ) góp phần 80% hạnh phúc, thành công trong cuộc sống của con người.
Theo các chuyên gia giáo dục, một đứa trẻ được bố mẹ chấp nhận bày tỏ cảm xúc sẽ phát triển lành mạnh, tích cực. Ngược lại, nếu một đứa trẻ không được bố mẹ lắng nghe cảm xúc thật cũng như không dành thời gian cho con thì đứa trẻ có thể sẽ dần khép kín, không dám mở lời trước.
Nếu bố mẹ thường xuyên cho phép con cái được tự do thể hiện cảm xúc thật thì quả thật đó là những bậc phụ huynh vô cùng tâm lí và đáng trân trọng. Cảm xúc bị kìm nén lâu ngày có thể khiến một đứa trẻ khi trưởng thành trở thành những con người tự ti, nhạy cảm, yếu đuối.
Theo các chuyên gia giáo dục, một đứa trẻ được bố mẹ chấp nhận bày tỏ cảm xúc sẽ phát triển lành mạnh, tích cực. Ảnh minh họa
Con có tính kỷ luật
Tính kỷ luật ở một đứa trẻ phải được cha mẹ rèn luyện từ nhỏ. Nếu một đứa trẻ biết dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng; biết tắt đèn, phụ giúp cha mẹ công việc trong nhà; biết xin phép khi ra khỏi nhà và về đúng giờ,… chứng tỏ cha mẹ đang giáo dục con đúng đắn.
Việc rèn cho con tính kỷ luật là điều cần thiết. Tuy nhiên việc dạy con có tính kỷ luật không đồng nghĩa với việc đánh đòn hay trừng phạt. Thay vào đó, cha mẹ dạy trẻ biết "cam kết" với bản thân và với người lớn những công việc cần hoàn thành trong ngày, đúng giờ quy định. Lớn lên trẻ sẽ tự ý thức và biết cam kết với chính mình, tôn trọng mình và những người xung quanh.
Phần lớn trẻ con không có tính kỷ luật vì cha mẹ không có nhiều thời gian rèn luyện cho con, không quan tâm tới con và để mặc cho trẻ làm điều mình muốn. Trẻ không được rèn tính kỷ luật lúc nhỏ, lớn lên sẽ rất khó vào khuôn khổ. Chính vì điều đó, họ thiếu trách nhiệm về những gì mình được giao phó.
Khi gặp vấn đề, người đầu tiên trẻ tìm đến là cha mẹ
Khi trẻ gặp phải vấn đề khó hoặc bị tổn thương, nếu người đầu tiên chúng muốn chia sẻ là cha mẹ chứng tỏ mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất gần gũi, mật thiết.
Nhưng điều đó không phải dễ dàng. Nó phụ thuộc rất nhiều vào cách giáo dục con cái của cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh thường không hài lòng và mắng phạt con khiến đứa trẻ trở nên mất bình tĩnh hay rụt rè trước mặt cha mẹ.
Thậm chí khi đứa trẻ gặp vấn đề, chúng tìm đến sự giúp đỡ từ cha mẹ nhưng cha mẹ một mực tỏ thái độ trách cứ. Điều này khiến trẻ nếu gặp chuyện tương tự, chúng sẽ tự chịu đựng một mình mà không muốn chia sẻ với cha mẹ.
Thực tế, sự yêu thương và chia sẻ chính là môi trường tốt nhất giúp trẻ phát triển lành mạnh. Do vậy, thay vì là những người luôn đưa ra "mệnh lệnh", cha mẹ hãy trở thành người bạn đồng hành cùng con, sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu.
Phép xã giao rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày hay ở nơi làm việc.
Nguồn: [Link nguồn]