Dự kiến buộc gửi điểm thi đánh giá năng lực, tư duy về Bộ Giáo dục

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bộ Giáo dục dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đưa ra thông tin trên tại buổi họp với các đại học phía Nam về dự thảo xác định chỉ tiêu và quy chế tuyển sinh đại học 2025, chiều 26/11.

Giải thích về điểm mới này, ông cho biết hiện có nhiều đơn vị tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Ngoài hai đại học quốc gia còn có Đại học Bách khoa Hà Nội, các trường sư phạm. Số trường đăng ký dùng chung kết quả ngày càng nhiều nhưng lại yêu cầu thí sinh phải lấy phiếu xác nhận điểm thi ở nơi tổ chức, gây phiền hà, bức xúc cho người dự thi.

Do đó, Bộ dự kiến bắt buộc các trường tổ chức thi riêng phải cung cấp dữ liệu kết quả thi lên hệ thống để các trường khác dễ dàng tra cứu, dùng xét tuyển.

"Các đơn vị phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của kết quả, hạn chế yêu cầu học sinh đến trường xin phiếu xác nhận điểm", ông Hùng nói.

Ngoài ra, đại diện Vụ Giáo dục đại học cho hay 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, do đó dự thảo quy chế nhấn mạnh các trường phải điều chỉnh đề thi để bám sát chương trình học, không đánh giá ngoài nội dung được học.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức, tháng 4. Ảnh: Quỳnh Trần

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức, tháng 4. Ảnh: Quỳnh Trần

Cả nước hiện có hơn 10 kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy do các trường đại học tự tổ chức để tuyển sinh đại học. Khoảng 100 trường khác cũng dùng kết quả này, yêu cầu thí sinh nộp giấy chứng nhận làm minh chứng. Sau khi tự xét tuyển riêng, thường là trước khi có điểm thi tốt nghiệp, các trường nhập nguyện vọng của thí sinh lên hệ thống chung của Bộ để lọc ảo.

Năm nay, số lượng thí sinh tham gia kỳ thi riêng cao kỷ lục. Kỳ thi đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia có hơn 230.000 lượt. Còn Đại học Bách khoa Hà Nội ghi nhận khoảng 40.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá tư duy, gần gấp 3 lần so với năm ngoái.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025. Ba điểm mới đáng chú ý là giới hạn các phương thức xét tuyển sớm chỉ còn 20% chỉ tiêu, điểm chuẩn xét tuyển sớm không được thấp hơn điểm của đợt xét chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Ngoài ra, điểm xét tuyển ở mọi phương thức (thi đánh giá năng lực, học bạ, kết hợp học bạ và chứng chỉ quốc tế, thi tốt nghiệp...) phải quy đổi về thang điểm chung.

SKĐS - Liên quan đến công tác xét tuyển đại học 2025, Bộ GD&ĐT đề xuất, thời gian đăng ký xét tuyển đại học là sau khi thí sinh có kết quả thi và xét...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lệ Nguyễn ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN