Dụ con bỏ game chuyển sang làm đồ thủ công, ông bố này đã làm như thế nào?
Nếu cha mẹ không sớm cai nghiện trẻ chơi game, nó sẽ dẫn tới nhiều hậu quả đáng báo động.
Ngày càng có nhiều trẻ em nghiện game trên các thiết bị điện tử. Ngoại trừ các hoạt động cơ bản như ăn, ngủ, vệ sinh, có một số game cứ sáng dậy là dán mắt vào màn hình điện thoại.
Hàng loạt các vấn đề liên quan tới việc trẻ chơi game khiến các bận cha mẹ phải đau đầu như suy giảm thị lực, ăn uống thất thường, thể chất yếu… Ngoài ra, trẻ còn có những vấn đề về tâm lý, hay chửi bậy, nổn loạn, lười học, trộm tiền nạp chơi game… Có thể nói rằng, game đã làm hư những đứa trẻ này.
Mặc dù các bậc phụ huynh đều biết tác hại của việc trẻ nghiện game nhưng họ lại không biết có phương pháp nào giúp con mình bỏ game. Nếu như vậy, cha mẹ có thể tham khảo cách làm của người bố ở Trung Quốc dưới đây.
Giống như những đứa trẻ khác, cậu bé này rất thích chơi game online, nhưng người bố không những không ngăn cản, ngược lại còn là chỗ dựa vững chắc. Người bố còn sắm hẳn cho con trai máy chơi game xịn nhất, luôn tìm cơ hội để chế nhạo con mình chơi thua.
Có lần người bố bắt con mình chơi game từ sáng tới tối, mặc cho người mẹ bảo đi ngủ nhưng người bố nhất quyết bắt con trai chơi cho tới khi quá mệt, không còn sức nữa.
Người bố này còn cho rằng, trẻ em thường có tính cách nổi loạn, chúng muốn thử những điều mà người khác cấm, càng cấm càng tò mò. Một khi cha mẹ ngăn cản trẻ chơi game, điều đó khiến chúng nghĩ rằng trò chơi này rất thú vị và sẽ khao khát chơi cho bằng được.
Người bố trong câu chuyện này đã thỏa mãn trí tò mò của con trai mình, chứng minh chơi game không còn vui và không thể thoả mãn cảm giác đạt được thành tựu.
Bên cạnh đó, người bố gợi ý cho con trai chơi trò lắp ghép thủ công, còn tỏ ra khả năng của mình không thể theo kịp. Điều này khiến cậu con trai vốn dĩ thích đồ thủ công càng tập trung hơn, tạo cho cậu cảm giác thành tựu, đồng thời giảm bớt sự nhiệt tình và hứng thú game. Cậu bé vẫn còn chơi game nhưng không còn nghiện như trước nữa.
Đối với trẻ dưới 10 tuổi, phương pháp này rất hiệu quả. Trẻ em ở độ tuổi này không ngừng khám phá và học hỏi, sở thích của trẻ vẫn chưa chắc chắn.Tại thời điểm này, cha mẹ có thể hướng dẫn con cái phát triển sở thích bằng cách thỏa mãn cảm giác hoàn thành bên trong của chúng.
Tuy nhiên, trẻ có thể chỉ hứng thú trong vài phút trước khi xác định được sở thích của mình, điều này đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì và thuyết phục. Cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ tham gia các hoạt động, tìm một sở thích lành mạnh có thể duy trì lâu dài. Một khi trẻ hứng thú với cái mới, chúng sẽ không còn quan tâm nhiều tới game nữa.
Đối với những trẻ lớn hơn, nhận thức đã hình thành cơ bản và không dễ bị “lừa”, hiệu quả của phương pháp này có thể giảm đi nên cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ khiến con mình nghiện game.
Một số nguyên nhân khiến trẻ nghiện game, cha mẹ cần chú ý:
- Thích cảm giảm phấn khích, hồi hộp khi chơi game
Đối với loại nghiện này, cha mẹ thực sự có thể đưa con mình thử các hoạt động giải trí khác, chẳng hạn như leo núi, chơi thể thao, chơi trò chơi trí tuệ, chuyển sự quan tâm của trẻ sang hướng khác.
- Chơi game vì không có bạn bè ngoài đời
Những đứa trẻ này không nhận được đủ sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ trong cuộc sống và chúng cần có một người bạn đồng hành khi bước vào tuổi vị thành niên.
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến con cái hoặc giúp chúng hòa nhập với xã hội, đồng thời giúp đỡ con trong việc kết bạn.
Tóm lại, bản chất của trò chơi cũng giống như việc học, có những quy tắc cần tuân thủ và mục tiêu cần đạt được. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ ép buộc trẻ học quá mức, cấm con chơi game, khiến trẻ có xu hướng nổi loạn và muốn làm điều trái ngược với yêu cầu của cha mẹ. Nếu có thể thấu hiểu và đặt ra các quy định khi chơi game, trẻ có thể học và chơi game để giải trí.
Hành động của đứa trẻ khiến cả nhà có một phen xấu hổ và có lẽ cậu bé sẽ không bao giờ dám nói dối thầy mình thêm lần nào nữa.
Nguồn: [Link nguồn]