Đọc các nguyên tắc giao tiếp người Do Thái dạy con mới thấy vì sao trẻ em nước này lớn lên giỏi giang, hạnh phúc

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các bậc cha mẹ Do Thái đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, trao đổi của trẻ.

Một nhà tâm lý học trẻ em người Do Thái cho rằng: "Một đứa trẻ có kỹ năng giao tiếp kém có nhiều thiếu sót hơn so với một đứa trẻ chưa từng bước chân vào giảng đường đại học". Một người con được cha mẹ quá nuông chiều, bao bọc sẽ khó hòa nhập với xã hội.

Anh ta sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như: Không biết giao lưu, hợp tác với người khác, ngay cả khi đi tìm việc cũng không biết cách để quảng bá hình ảnh cá nhân, vì anh ta chỉ biết ứng xử trong một phạm vi hẹp là gia đình mà không biết đến đạo đối nhân xử thế với hầu hết mọi người trong xã hội.

Muốn rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con không phải đơn giản là cứ đẩy chúng ra ngoài xã hội là được, không can thiệp vào những mâu thuẫn của con cũng không có nghĩa là chúng ta khoanh tay ngồi nhìn, mặc con muốn làm gì thì làm.

Kể từ ngày đầu tiên chào đời, con cái đã bắt đầu hoạt động giao tiếp xã hội, đối tượng giao tiếp đầu tiên của chúng chính là chúng ta, những người làm cha làm mẹ của chúng.

Chúng ta giao tiếp với con như thế nào thì con sẽ giao tiếp với người khác như thế, chúng ta xử lý mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái như thế nào thì con cái sẽ xử lý mâu thuẫn giữa chúng và người khác như thế. Xét từ góc độ này, chúng ta là người thầy huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho con, là khuôn mẫu cho hành vi giao tiếp của chúng.

Trong cách giáo dục con, người Do Thái luôn có những biện pháp thiết thực và “mạnh tay” hơn so với các cha mẹ khác. Ảnh minh họa

Trong cách giáo dục con, người Do Thái luôn có những biện pháp thiết thực và “mạnh tay” hơn so với các cha mẹ khác. Ảnh minh họa

Phương pháp giáo dục con cái để xây dựng các mối quan hệ xã hội của người Do Thái cũng rất đáng để chúng ta tham khảo.

Theo họ, nhằm bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ, các bậc cha mẹ phải có tầm nhìn xa, nếu cha mẹ chỉ nghĩ rằng: "con tôi còn quá nhỏ, chưa cần thiết phải đưa ra yêu cầu với nó về phương diện này", thì đó là sơ ý của họ, hay nói cách khác là cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình. Để đến khi con cái hình thành độ lỳ trong tính cách, cha mẹ muốn sửa cũng đã muộn.

Vì vậy, bản thân những người làm cha mẹ phải sớm vạch ra một kế hoạch tốt đẹp và thực hiện nó một cách hiệu quả, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con nhiều hơn nữa.

Phụ huynh Israel tuyệt đối không "nuôi nhốt" con trẻ, không ra mặt thay chúng, trước khi con cái ý thức được mình nên rời xa cha mẹ, họ sẽ chủ động rời xa chúng trước, khuyến khích con cái bước ra khỏi nhà, gạt bỏ sự tự ti, học cách giao tiếp với người khác, hướng tới thế giới tuyệt vời bên ngoài.

Để làm được những điều đó cha mẹ Do Thái luôn tuân thủ những nguyên tắc sau khi dạy con giao tiếp:

Đặt niềm tin vào khả năng của trẻ

GS Reuven Feuerstein- nhà tâm lý học nhận thức nổi tiếng thế giới trong công trình nghiên cứu " Trí thông minh có thể sửa đổi " đã bác bỏ ý kiến cho rằng trí thông minh là cố định, ông cho rằng: mỗi đứa trẻ đều trở nên thông minh hơn qua cách học.

Vì vậy, các cha mẹ Do Thái luôn có niềm tin mãnh liệt rằng trẻ nào cũng có trí thông minh. Chính niềm tin đó của họ sẽ tạo năng lượng tích cực lên con của họ. Khi đó, trẻ cũng tin rằng: trẻ có khả năng làm được.

Để con phát huy tối đa trí thông minh, người Do Thái có những nguyên tắc để con có thể tự trải nghiệm, tự khám phá giúp tăng các kết nối thần kinh như: Không làm thay trẻ; không ngăn cấm trẻ suy nghĩ, phát triển ý tưởng, luôn cố gắng nhất có thể để giúp trẻ thực hiện những ý tưởng đang nảy ra trong đầu chúng, giúp trẻ tin vào sáng kiến của mình và thực hiện nó bằng mọi giá, không bao giờ gắn cho trẻ những cái mác như "ngu ngốc", "vô dụng" hay "đần độn".

Buông tay

Một đứa trẻ Do Thái khi tới 18 tuổi sẽ có khả năng sống tự lập. Điều này liên quan tới phương pháp "giáo dục kiểu buông tay" của các cha mẹ Do Thái.

Trong cách dạy dỗ con cái của mình, các bậc cha mẹ Do Thái tình nguyện chỉ làm tốt ở mức 80 điểm. Họ cố ý để lại một vài vấn đề để con mình tự đối diện và tìm cách giải quyết.

Các phụ huynh Do Thái cho rằng nuôi con giống như trồng hoa, phải kiên nhẫn chờ đợi hoa nở. Sự chậm rãi này không phải là chậm về mặt thời gian, mà là sự kiên nhẫn của cha mẹ.

Các bậc phụ huynh không nên phê bình trẻ vì biểu hiện nhất thời, đừng thay con giải quyết những vấn đề lớn nhỏ mà trẻ gặp phải, hãy cho con cơ hội được tự mình giải quyết. "Đừng nhân danh tình yêu của cha mẹ để kiểm soát và quản thúc con".

Ngay cả khi trẻ làm sai, phụ huynh cũng không nên can thiệp bởi chúng sẽ học được nhiều hơn từ những lần thất bại. Bằng cách này, trẻ sẽ nhớ lâu hơn, sáng tạo nhiều hơn trong quá trình quyết định và chịu trách nhiệm của mình.

Cũng nhờ phương pháp kể trên, trẻ em Do Thái luôn có ý thức trách nhiệm cao, luôn hài lòng trong mọi việc và khả năng thành công cũng lớn hơn.

Tình yêu cha mẹ đáng quý nhất là để trẻ trở thành những cá thể độc lập càng sớm càng tốt, tách biệt khỏi cuộc sống của chính mình và đối mặt với thế giới với một cá tính độc lập. Bạn rút lui và buông bỏ càng sớm, con bạn càng dễ dàng thích nghi với tương lai.

Một đứa trẻ Do Thái khi tới 18 tuổi sẽ có khả năng sống tự lập. Điều này liên quan tới phương pháp "giáo dục kiểu buông tay" của các cha mẹ Do Thái. Ảnh minh họa

Một đứa trẻ Do Thái khi tới 18 tuổi sẽ có khả năng sống tự lập. Điều này liên quan tới phương pháp "giáo dục kiểu buông tay" của các cha mẹ Do Thái. Ảnh minh họa

Giao tiếp tích cực

Trong học thuyết nổi tiếng "trải nghiệm học có trung gian ", GS Reuven Feuerstein nhấn mạnh vai trò của người trung gian (cha mẹ) là không thể thiếu trong việc giúp phát triển trí thông minh của trẻ.

Bởi vì, khi trẻ học hoặc khi giải quyết các vấn đề, chính chất lượng của sự tương tác giữa cha mẹ với trẻ thúc đẩy và kích thích phát huy tiềm năng trí tuệ tối đa ở trẻ.

GS. Feuerstein nhấn mạnh: trí thông minh của 1 đứa trẻ là không có giới hạn và giãn nở tùy ý; giãn bao nhiêu tùy thuộc vào cách cha mẹ kiến tạo ra sao.

Để làm được điều này, khi dạy dỗ trẻ, với tư cách là người trung gian, cha mẹ nên: Đặt câu hỏi để khuyến khích trẻ tư duy và đưa ý kiến của trẻ; Khuyến khích trẻ diễn đạt lại điều vừa tiếp thu theo suy nghĩ của trẻ; Luôn hỏi trẻ cảm nghĩ về 1 hoạt động hay 1 trò chơi nào trẻ vừa tham gia; Gợi ý để trẻ có suy nghĩ logic về 1 vấn đề nào đó.

Thói quen đọc sách nếu hình thành ngay từ bé sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài của cuộc sống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN