Điều cha mẹ cần biết khi dạy trẻ lòng từ bi

Sự kiện: Dạy con

Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, thế giới ngày nay quá nhiều thù hận và hỗn loạn nên một trong những nhiệm vụ của những người làm cha làm mẹ là hãy nuôi dạy những đứa trẻ có được lòng yêu thương và tử tế là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Từ chuyện của con thú nhồi bông bị mất mắt

Chị Tư Anh ở Hà Nội kể rằng, con gái chị, bé Bi hồi lên 2 tuổi, khi nhìn thấy một con thú nhồi bông từ thời của mẹ không có mắt, cháu ngạc nhiên lắm. Bé Bi hỏi mẹ: "Mẹ ơi, tại sao bạn gấu này không có mắt?" Chị Tư Anh giải thích với con rằng, vì bạn này đã bị Jack (một con chó từ thời ông bà nuôi) cắn mất rồi. Bé Bi đã hết sức buồn rầu và hôn lên hốc mắt trống rỗng của con thú nhồi bông đó.

Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, hành động của bé Bi tuy nhỏ nhưng cho thấy khả năng yêu thương và lòng từ bi ở một đứa trẻ. Trẻ có khả năng từ bi bẩm sinh. Và đây là biểu hiện của một đứa trẻ có lòng từ bi yêu thương đồng loại.

Các chuyên gia cho biết, thế giới ngày nay quá nhiều thù hận và hỗn loạn nên việc nuôi dạy những đứa trẻ có thể hiểu và hành động tử tế với người khác dường như quan trọng hơn bao giờ hết. Một số trẻ em tự nhiên thích nghi với những cảm xúc và khó khăn của người khác, trong khi một số đứa trẻ khác dường như lại thờ ơ. Nhưng dù bằng cách nào, thì việc của cha mẹ là hãy bồi dưỡng khả năng đồng cảm của con bạn. Theo từng độ tuổi thì việc bồi đắp lòng nhân từ cho trẻ được thực hiện mỗi ngày từ những điều nhỏ nhất. Một đứa trẻ có lòng từ bi với thế giới xung quanh chắc chắn chúng sẽ từ bi và yêu thương những người sống bên cạnh, mà đầu tiên là chính bố mẹ mình.

Dạy con cách đối xử với mọi thứ một cách cẩn thận, giúp trẻ phát triển sự hiểu biết rằng mọi hành động đều dẫn đến hậu quả. Khi bạn muốn con bạn thân thiện nhưng bạn lại nắm tay đứa bé một cách thô bạo? Điều này là không nên. Nếu thực sự bạn muốn con bạn thân thiện thì bạn hãy nắm tay con bạn và cho con bạn biết mọi điều một cách nhẹ nhàng. Bạn cần phải trao tình yêu cho con bạn bằng chính đôi tay của mình. Sự thô bạo không thể mang đến hạt giống tình thương nơi đứa con của bạn.

Ở một khía cạnh khác, lòng tốt của cha mẹ sẽ là tấm gương cho cách đối xử của những đứa con với người khác. Khi con bạn đau đớn, hãy ấm áp và quan tâm tới chúng. Sự ấm áp và quan tâm đó được thể hiện trong giọng nói, hành động, việc làm hàng ngày của bạn. Ngay cả khi một đứa trẻ khác, là bạn của con bạn đang khóc, bạn có hành động trước mắt con bạn hoặc nói với con bạn rằng “bạn con đang buồn, có lẽ một cái ôm sẽ rất tuyệt đối với bạn ấy”. Với đứa trẻ, chúng thường mau quên, vì vậy bạn sẽ phải lặp đi lặp lại những bài học như vậy với con nhiều lần hơn bạn nghĩ.

Điều cha mẹ cần biết khi dạy trẻ lòng từ bi - 1

Những điều quan trọng các bậc cha mẹ cần phải lưu tâm

TS Nguyễn Thị Kim Quý cho biết: "Tôi thấy những đứa trẻ mười lăm tháng tuổi làm những việc như nhổ nước bọt vào mặt bố mẹ chúng và rồi bố mẹ chúng đã cười". Khi đó, cách phản ứng của những ông bố bà mẹ này là tuyệt đối nên tránh. Bởi vì lòng trắc ẩn đòi hỏi con bạn phải tôn trọng người khác, kể cả bố mẹ mình. Trong những trường hợp như vậy, bạn cần phải nhẹ nhàng nhưng hết sức nghiêm khắc nói với con bạn: "Không, mẹ không đồng ý con làm như vậy”.

Khi bố mẹ nóng nảy với con và có những hành động quát tháo hay bạo lực thì việc cần làm đó là hãy xin lỗi con. Bởi có một điều chắc chắn rằng, không có bậc cha mẹ nào mà không một lần phạm sai lầm với những đứa con của mình. Xin lỗi con là cách giải quyết đúng đắn tạo nên sự khác biệt.

Nếu muốn bồi dưỡng lòng từ bi nơi con, bố mẹ cần phải lưu ý là không bao giờ chấp nhận hành vi bạo lực ở con, ngay cả việc đánh đập những sinh vật nhỏ bé. Bởi có một thực tế, thì cái sảy sẽ nảy cái ung, một hành vi bạo lực sát hại một sinh vật nhỏ bé có thể nuôi dưỡng hành vi sát hại những sinh vật to lớn hơn về sau và nguy hại hơn là kể cả đối với con người.

Bởi vậy muốn con có lòng yêu thương từ bi thì ngay từ bé, bố mẹ cần dạy con biết cách yêu thương những con vật nuôi trong nhà, như mèo, chó, gà, ngựa… Hãy dạy con chăm sóc chúng, cho những con vật đó ăn uống, chăm sóc chúng khi chúng bị đau, chảy máu hay ốm đau.

Lòng trắc ẩn bắt đầu với những gì chấp nhận được và những gì không được chấp nhận. Khi con bạn nói về một bạn khác là “đồ đầu đất”. Bạn hãy theo dõi điều đó, chờ đến khi hết giờ chơi, khi gặp con, bạn có thể nói: “Bố hoặc mẹ biết con nói bạn A là đồ đầu đất và cách nói như vậy là không ai chấp nhận cả”. Hãy giải thích với con bạn rằng những không nói bậy được xem là một quy tắc thường xuyên phải thực hiện. Nói cũng nói với con bạn rằng: Con không cần phải thích bạn đó, nhưng mọi người đều phải trở nên thật tử tế.

Một điều cần phải lưu ý nữa đó là bạn cần phải giám sát các phương tiện nghe nhìn của con bạn. Nếu các nhân vật trên tivi đang đánh nhau hoặc có cảnh bạo lực, tốt nhất bạn nên tắt ti vi, hoặc ít nhất là nói về những gì đang diễn ra. Bởi trẻ em không chỉ xem ti vi đơn thuần như người lớn, chúng thường nội tâm hóa chính bản thân mình qua việc tiếp cận với thế giới trên ti vi. Bởi vậy hãy cẩn thận với những gì trẻ ghi nhớ, bởi bạo lực có thể được nuôi dưỡng từ chính những vật vô tri trong nhà bạn.

Không bao giờ là quá sớm để dạy con biết quan tâm người khác

Theo các nhà tâm lý học giáo dục đặc điểm quan trọng nhất số 1 mà trẻ cần phát triển đó chính là sự đồng cảm, hoặc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Khánh ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN