Điểm tên những kỳ thi khắc nghiệt nhất trên thế giới

Sự kiện: Giáo dục

Điểm tên những kỳ thi khắc nghiệt nhất trên thế giới - 1

IIT-JEE là kỳ thi dành cho các kỹ sư Ấn Độ muốn vào làm việc tại 1 trong 7 Viện kỹ thuật có uy tín nhất đất nước. Kỳ thi tuyển sinh chung của Học viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960, được chia làm 2 phần, mỗi phần kéo dài 3 giờ.

Năm 2013, bài kiểm tra IIT được thay thế bằng bài kiểm tra hai giai đoạn. Giai đoạn một là JEE Mains và giai đoạn hai là JEE Advanced. Chỉ những ứng cử viên được chọn trong JEE Mains mới đủ điều kiện tham gia JEE Advanced.

IIT-JEE được coi là một trong những kỳ thi khó nhất trên thế giới. IIT-JEE có hai hình thức là Paper-I và Paper-II. Thí sinh có thể chọn một trong hai hoặc cả hai. Paper-I được thực hiện hoàn toàn trên máy tính, Paper-II làm một phần trên máy tính, riêng bài vẽ phải làm trên giấy. Phần lớn thí sinh tham dự IIT-JEE ở độ tuổi 16 - 18.

Năm ngoái, 250 nghìn ứng viên đã vượt qua kỳ thi JEE Mains. Trong đó, 141.699 ứng viên tiến tới kỳ thi JEE-Advanced. Tuy nhiên, chỉ 41.862 người đủ tiêu chuẩn vượt qua kỳ thi JEE-Advanced. Những người này được đảm bảo một suất tại 23 cơ sở IIT trên toàn quốc. Các câu hỏi xuất hiện trong bài thi của JEE-Advanced đến từ những môn như vật lý, hóa học và toán học.

Cuộc thi dành cho những người có chỉ số IQ cao trên thế giới (Mensa)

Về cơ bản, Mensa là cuộc thi dành cho những người có chỉ số IQ cao trên khắp thế giới. Mỗi một quốc gia đều có một bài thi Mensa riêng, nhưng đều có độ khó tương đương, được cho là bài kiểm tra IQ khó nhằn nhất thế giới. 

Vì là cuộc thi IQ nên không có giới hạn cho độ tuổi của người tham gia, thậm chí thí sinh nhỏ tuổi nhất vượt qua được bài thi chỉ mới 2 tuổi. Tuy vậy, cần biết rằng người có thành tích tệ nhất tại kì thi này cũng có chỉ số IQ cao hơn 98% dân số thế giới.

Chứng chỉ phân tích tài chính CFA

Chứng trỉ CFA là một chứng chỉ chuyên môn về tài chính được công nhận trên toàn cầu. Để nhận được nó, các ứng viên phải vượt qua ba cấp độ của kỳ thi bao gồm các hạng mục: kế toán, kinh tế, đạo đức nghề nghiệp, quản lý dòng tiền và phân tích chứng khoán. Theo Wall Street Journal, đây là một trong những kì thi khó nhất thế giới với tỉ lệ đỗ là 20% (nhưng tất cả số thí sinh này đều đã thi ít nhất 4 lần trở lên).

Kì thi kế toán Ấn Độ

Điểm tên những kỳ thi khắc nghiệt nhất trên thế giới - 2

Kì thi kế toán CA do Viện kế toán Chartered Ấn Độ tổ chức là kì thi kế toán kinh hoàng nhất thế giới. Phần lớn các thí sinh đều bỏ cuộc sau vài lần dự thi, chỉ có 10% là có thể vượt qua được.

Kì thi chứng nhận chuyên gia Internet của Cisco

Gã khổng lồ trong ngành thiết bị internet Cisco tổ chức một kì thi cấp chứng nhận của riêng họ để tuyển dụng những kĩ sư mạng tài năng nhất. Theo đó, bài thi của hãng yêu cầu các ứng viên phải có khả năng lên kế hoạch, lắp đặt và vận hành cơ sở hạ tầng mạng sử dụng các thiết bị phần cứng khác nhau do Cisco sản xuất.

Kì thi này được chia làm 6 phần và diễn ra trong 2 giai đoạn, phần thi thực hành kéo dài tới tận 8 giờ đồng hồ. Một chuyên gia của Cisco cho biết, chưa đến 1% kĩ sư mạng trên thế giới có thể nhận được chứng nhận này.

Kỳ thi tuyển chọn nhân tài làm việc cho các cơ quan hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ (UPSC)

UPSC (Union Public Service Commission) hay còn gọi là CSE (Civil Services Examination). Đây là kỳ thi do Ủy ban Dịch vụ Công cộng Trung ương Ấn Độ tổ chức.

Kỳ thi này được tổ chức với mục đích tuyển chọn nhân tài làm việc cho các cơ quan hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ, bao gồm Cơ quan Hành chính, Ngoại giao và Sở Cảnh sát. Đây được xem là kỳ thi khó nhất ở Ấn Độ. Ngay cả những người vượt qua các kỳ thi IIT cũng chưa chắc đã hoàn thành được bài kiểm tra này. Trong số gần 300 nghìn ứng viên mỗi năm, chỉ có 1.000 người được chọn. UPSC có 3 vòng thi bao gồm 2 bài viết và 1 bài phỏng vấn. Theo thống kê, tỷ lệ trúng tuyển của UPSC là 0,1 - 0,4%.

Năm nay, kỳ thi UPSC diễn ra vào tháng 6. Kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 4 năm sau. CSE được tiến hành trong ba giai đoạn. Vòng đầu tiên liên quan đến đánh giá sơ bộ. Các ứng viên vượt qua giai đoạn đầu tiên sẽ đến giai đoạn “chính”. Giai đoạn cuối cùng sẽ bao gồm một cuộc phỏng vấn. Trong số hơn 1 triệu ứng viên đăng ký đánh giá sơ bộ của UPSC vào năm 2020, chỉ có 796 người đảm bảo được yêu cầu tuyển dụng do Chính phủ Ấn độ đưa ra.

Kì thi Cao khảo 

Kì thi đại học khốc liệt nhất thế giới chắc chắn là kì thi Cao khảo diễn ra tại Trung Quốc. Là một kì thi dành cho mọi thí sinh tốt nghiệp cấp 3, Cao khảo được chia thành 2 ngày với tổng thời lượng làm bài thi là 9 giờ đồng hồ, đề bài mỗi năm của kì thi này đều trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc.

Theo tính toán, chỉ có 0.2% thí sinh đủ điểm để được nhận vào các Đại học top đầu như Thanh Hoa hay Bắc Kinh.

Kì thi Sommelier

Điểm tên những kỳ thi khắc nghiệt nhất trên thế giới - 3

Không phải các kì thi về học vấn hay kĩ thuật, kì thi khó nhất thế giới là kì thi để trở thành một Sommerlier cấp cao. Sommelier là một từ tiếng Pháp có nghĩa là “Chuyên gia thử nếm”, thứ mà thí sinh cần nếm ở đây là rượu vang, rất nhiều loại rượu vang.

Kì thi này được chia là 3 phần: lý thuyết, dịch vụ và thử rượu. Trong phần thi thử rượu, các thí sinh được yêu cầu bịt mắt và mô tả chính xác hương vị của loại rượu vang, năm sản xuất, khu vực trồng nho sản xuất ra loại rượu. Trong hơn 40 năm qua, chỉ có 229 người qua được kì thi này. 

Nguồn: [Link nguồn]

Lý giải nguyên nhân Cao khảo được ví là kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới

Theo thống kê của trang CNN, năm 2023 có 12,9 triệu thí sinh sẽ tham gia vào kỳ thi tuyển vào đại học tại Trung Quốc đây được cho là một con số cao kỷ lục so với những năm trước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dung ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN