“Điểm mặt” nội dung thuờng xuất hiện trong đề thi môn Sinh

Trong các đề thi đại học môn Sinh, câu hỏi dạng bài tập thường chiếm 40%. Bài tập phân bố nhiều nhất ở phần Quy luật di truyền, Di truyền học người, Di truyền học quần thể…

Là giáo viên dạy luyện thi đại học môn Sinh nhiều năm tại Hà Nội, thầy Thịnh Nam chia sẻ một số dạng bài tập mà đề thi đại học, cao đẳng những năm gần đây hay đề cập tới.

Theo thầy Nam, một trong những dạng bài tập cơ bản đề thi hay ra là dạng bài tập lai ngẫu nhiên, đây là dạng bài khai thác vào thí nghiệm của Menđen. Trong thí nghiệm của Menđen, ông đem F1 tự thụ thu được F2, F2 tự thụ thu được F3. Khi người ra đề khai thác vào dạng bài này nếu đổi từ dạng tự thụ sang giao phấn ngẫu nhiên sẽ ra nhiều dạng bài khá hay.

Ví dụ 1: Ở một loài đậu, tính trạng hạt vàng do gen A quy định là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh do gen A quy định. Cho đậu hạt vàng thuần chủng giao phấn với đậu hạt xanh, thu được F1. Cho các cơ thể F1 thụ phấn với nhau thu được F2. Lấy ngẫu nhiên hai cây hạt vàng ở F2 giao phấn với nhau. Xác định tỷ lệ xuất hiện hạt xanh ở đời F3.

A. 1/4.                         B. 1/2.             C. 1/9.                         D. 1/16.

Như vậy, khi giải dạng này ta thấy F2 kiểu gen phân li theo tỷ lệ 1AA : 2Aa : 1aa. Khi lấy ngẫu nhiên một cây hạt vàng ở F2 thì có 1/3 AA và 2/3 Aa.  Để hai cây hạt vàng F2 lai với nhau mà thu được hạt xanh ở F3 thì cả hai cây hạt vàng đều phải có kiểu gen Aa.

Xác suất để cả hai cây hạt vàng F2 mang kiểu gen Aa là: 2/3 x 2/3 = 4/9. Khi hai cây có kiểu gen Aa lai với nhau thì khả năng tạo ra cây kiểu gen aa là ¼. Vậy tỷ lệ xuất hiện hạt xanh ở đời F3 = 4/9x1/4= 1/9. Đáp án đúng là C.

Dạng bài tập hỏi tỷ lệ kiểu hình: Dạng này nếu hỏi về tỷ lệ kiểu hình của một phép lai nào đó tạo ra thì bây giờ là dạng bài quá phổ biến. Một xu thế của đề có thể khai thác vào là dựa vào sự hiểu biết không đầy đủ của học sinh về đâu là đời bố mẹ, đâu là đời con.

Ví dụ ở đề thi tuyển sinh đại học năm 2013, câu 34, mã đề 638 hỏi: Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?.

A. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.

B. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.

C. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng.

D. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng.

Với dạng bài tập trên học sinh cần chú ý, trên một cơ thể thực vật sẽ có các cơ quan như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt…Nếu tất cả các tế bào cấu tạo nên rễ, thân, lá, hoa và quả mang kiểu gen của đời Fn thì hạt trên cây đó mang kiểu gen của đời Fn+1.

Nhiều thí sinh hiểu nhầm là quả sẽ là đời Fn+1. Tuy nhiên quả được hình thành từ bầu nhụy, đó là tế bào sinh dưỡng, vì vậy quả là đời Fn. Vậy, mỗi cơ thể F1 chỉ có mang một trong ba kiểu gen là AA, Aa hoặc aa. Do đó, khi hình thành quả chỉ cho một loại quả duy nhất là quả đỏ hoặc quả vàng. Đáp án D là đáp án đúng.

Dạng bài xác định tỷ lệ một loại kiểu hình nào đó thông qua một phép lai: Đây là dạng bài tập khá phổ biến trong đề thi đại học các năm 2009, 2010, 2011…

Ví dụ: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 4 cặp gen nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể phân li độc lập, tác động riêng rẽ quy định 4 tính trạng. Đem lai hai cơ thể (P) thuần chủng được F1 dị hợp về 4 cặp gen. Các cơ thể F1 thu được đem cho giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các kiểu hình tạo ra ở F2 số kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng chiếm tỷ lệ là

Theo đề ra thì thấy tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen. Vậy thí sinh nên nhớ đến tỷ lệ phân li kiểu hình chung bằng tích của tỷ lệ phân li kiểu hình riêng.

Giả sử kiểu gen của F1 là AaBbDdEe. 

Khi lai: P: AaBbDdEe                        x          AaBbDdEe

Kết quả phép lai trên được tạo thành từ 4 phép lại nhỏ:

P1: Aa x Aa;   P2: Bb  x  Bb; P3: Dd  x  Dd; P4: Ee  x  Ee

Mỗi phép lai nhỏ đều tạo ra 3/4 kiểu trội và 1/4 kiểu hình lặn.

Vậy theo lí thuyết, trong số các kiểu hình tạo ra ở F2 số kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng chiếm tỷ lệ là kết quả của biểu thức: (3/4)2 x (1/4)2 x 6 (Số trường hợp xảy ra, cứ 2 trong số 4 tính trạng là trội ta sẽ ra một trường hợp).

Dạng bài xác định số tổ hợp, số kiểu gen: Một dạng phổ biến mà đề thi đại học những năm 2009 – 2011 hay ra là cho một phép lai giữa hai cá thể. Sau đó hỏi số kiểu gen và kiểu hình ở đời sau

Ví dụ: Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu hình và kiểu gen tối đa là

A. 4 kiểu hình ; 9 kiểu gen.                                                     B. 4 kiểu hình ; 12 kiểu gen.

C. 8 kiểu hình ; 12 kiểu gen.                                                   D. 8 kiểu hình ; 27 kiểu gen.

Nếu theo hướng ra đề này thì còn một số cách hỏi có thể làm học sinh bỡ ngỡ khi làm bài như đề bài hỏi: Xác định tỷ lệ kiểu gen sinh ra ở đời con có mang k alen trội; hay đề hỏi số kiểu hình sinh ra do biến dị tổ hợp; hoặc là xác định tỷ lệ kiểu hình sinh ra do biến dị tổ hợp…

Tuy nhiên, một hướng mới mà đề thi dịch chuyển sang khai thác là dạng bài liên quan đến rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân. Dạng này khai thác được khá nhiều. Vì rối loạn có thể ở lần giảm phân I hoặc ở lần giảm phân II.

Dạng bài quy luật di truyền Moocgan (liên kết gen, hoán vị gen, liên kết giới tính)

Các dạng bài liên quan đến quy luật của Moocgan với những năm gần đây có thể nói là dạng bài đang “hot”. Những dạng bài này nếu thí sinh học không bài bản các em sẽ thấy khó làm. Tuy nhiên, hầu hết các bài tập phần này đều phải dùng các công thức tính nhanh hoặc thủ thuật xử lý để ra kết quả nhanh.

Đề thi năm 2012 có 3 câu rơi vào nội dung trong phần này, năm 2013 có tới 5 câu. Nếu khi làm, học sinh không có công thức tính nhanh hoặc thủ thuật xử lý nhanh thì sẽ không thể có đủ thời gian để làm các dạng bài này.

Ví dụ ở đề thi tuyển sinh đại học năm 2013, câu 28, mã đề 638 có hỏi: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai AaBb  × aaBb  cho đời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên lần lượt là

A. 7,22% và 20,25%.       B. 7,94% và 19,29%.    C. 7,22% và 19,29%.        D. 7,94% và 21,09%.

Như vậy, cách giải sẽ như sau, đầu tiên thí sinh phải biết tách phép lai lớn lai“Điểm mặt” nội dung thuờng xuất hiện trong đề thi môn Sinh - 1 thành 2 phép lai nhỏ. Phép lai 1: AaBb   x   aaBb; Phép lai 2:

“Điểm mặt” nội dung thuờng xuất hiện trong đề thi môn Sinh - 2Tiếp theo, dựa vào đề bài hỏi tỷ lệ % kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen ở đời con ta nhân thấy kiểu gen đời con cần tìm chỉ có thể là “Điểm mặt” nội dung thuờng xuất hiện trong đề thi môn Sinh - 3. Như vậy với phép lai 1 ta tìm tỷ lệ kiểu gen AaBb; với phép lai 2 ta đi tìm tỷ lệ kiểu gen “Điểm mặt” nội dung thuờng xuất hiện trong đề thi môn Sinh - 4.

Sau đó, dựa vào đề hỏi tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng ở đời con, ta đi tìm kiểu hình trội về 2 tính trạng ở mỗi phép lai.

Sau đây là cách làm khi đi thi thí sinh nên thực hiện:

“Điểm mặt” nội dung thuờng xuất hiện trong đề thi môn Sinh - 5

“Điểm mặt” nội dung thuờng xuất hiện trong đề thi môn Sinh - 6

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Nguyễn ([Tên nguồn])
Bí quyết ôn thi hiệu quả Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN