Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung không được thấp hơn đợt 1
1 làm thủ tục xác nhận nhập học so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 352.000. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, có khoảng 110.000 thí sinh được xác định là trúng tuyển nhưng không nhập học.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kết thúc xét tuyển đợt 1, đã có 242.000 thí sinh trúng tuyển đợt
Việc thí sinh trúng tuyển ảo đã khiến nhiều trường đại học (ĐH) phải tìm cách xoay xở bằng cách thông báo xét tuyển bổ sung để lấp đầy chỉ tiêu. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung sẽ bắt đầu từ ngày 12-8.
Câu hỏi “Thí sinh trúng tuyển đi đâu?” đã từng được nhiều trường ĐH top giữa, top cuối và đặc biệt là các trường ngoài công lập đặt ra trong 2 mùa tuyển sinh năm trước và năm nay nỗi lo cũ này vẫn tiếp tục tái diễn.
Các trường ĐH sẽ nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung bắt đầu từ ngày 12-8. Ảnh minh họa
Theo phản ánh của một số trường ĐH top giữa, trước sự việc thí sinh trúng tuyển không làm thủ tục nhập học, nhà trường đã chủ động gọi cho một số em đăng ký nguyện vọng 1 để tìm hiểu lý do thì đều nhận được câu trả lời là không có nhu cầu đi học, đăng ký xét tuyển chỉ để thử sức. Còn đối với các em đăng ký nguyện vọng 2 hoặc 3 thì nhận được câu trả lời là đã nhập học ở trường trúng tuyển nguyện vọng 1.
Sự “khó hiểu” của các thí sinh năm nay đã khiến cho nhiều trường top giữa rơi vào tình trạng thiếu cả chỉ tiêu ở cả một số ngành được xem là hot của trường, vốn chưa từng xảy ra ở những mùa tuyển sinh năm trước.
Thống kê sơ bộ cho thấy, các trường top giữa như ĐH Giao thông vận tải, ĐH Xây dựng, ĐH Mỏ địa chất, ĐH Thủy lợi, ĐH Công nghệ giao thông vận tải, ĐH Lao động, Thương binh và Xã hội, ĐH Lâm nghiệp, ĐH Tài nguyên - Môi trường, ĐH Nội vụ, ĐH Mỹ thuật công nghiệp... năm nay đều phải xét tuyển bổ sung thêm từ vài trăm đến cả hàng nghìn chỉ tiêu.
Ông Trần Khắc Thạc, Phó trưởng Phòng Đào tạo đại học và sau đại học, ĐH Thủy lợi Hà Nội cho biết: Năm 2017, do mặt bằng điểm thi cao nên nhiều thí sinh có điểm thi từ 23-25 điểm đã mạnh dạn đăng ký vào một số ngành của một số trường top đầu.
Do mặt bằng điểm chuẩn của các trường top đầu năm nay tăng từ 1-3 điểm tùy ngành so với năm 2016 nên nhiều thí sinh dù đạt 23-25 điểm vẫn có thể trượt nguyện vọng 1.
Ngoại trừ một số em quyết định đợi năm sau thi lại để vào được ngành các em thực sự yêu thích, số còn lại sẽ tiếp tục tìm cơ hội ở các đợt xét tuyển bổ sung. Điều này cho thấy, tính cạnh tranh trong các đợt xét tuyển bổ sung, nhất là vào một số ngành triển vọng, chỉ còn thiếu ít chỉ tiêu cũng sẽ không kém phần căng thẳng.
Lưu ý thêm đối với thí sinh ở đợt xét tuyển bổ sung, ông Thạc cho rằng đây là cơ hội cuối cùng để các em trúng tuyển vào ĐH, do vậy thí sinh cần cân nhắc kỹ bằng cách tiên lượng điểm thi của mình đúng với tình hình thực tế.
“Có thể điểm thi của mình năm nay cao song cũng sẽ có những bạn điểm cao giống mình nên khi đăng ký xét tuyển bổ sung, các em cần tính toán kỹ. Để tăng cơ hội trúng tuyển, các em nên căn cứ vào điểm chuẩn của ngành, của trường đó trong đợt xét tuyển đợt 1 bởi theo quy định của Bộ GD&ĐT, năm nay, điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường trong đợt xét tuyển bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1.
Do vậy, trước khi nộp hồ sơ, thí sinh cần xem xét kỹ nếu điểm thi của mình cao hơn so với điểm chuẩn trúng tuyển của ngành đó trong đợt 1 thì hãy nộp hồ sơ vì cơ hội trúng tuyển sẽ cao. Còn trong trường hợp điểm thi thấp hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển đợt 1 thì phải tính toán lại vì khả năng đỗ là rất thấp”, ông Thạc đưa ra lời khuyên.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cũng cho biết: Năm nay, mỗi trường ĐH sẽ chủ động công bố kế hoạch xét tuyển bổ sung riêng.
Do đó, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển bổ sung vào trường nào cần theo dõi kỹ chỉ tiêu cũng như điểm và thời gian xét tuyển bổ sung của trường đó. Xét tuyển bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần từ sau ngày 13-8 tùy thuộc vào thực tế của các trường.
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học tại trường sau xét tuyển đợt 1, Hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định các nội dung xét tuyển bổ sung.
Trong đó, quy chế tuyển sinh năm nay quy định, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Thí sinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường nào cũng đều có thể thực hiện đăng ký xét tuyển bổ sung.
Mặc dù mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ các trường khá tốt trong việc lọc thí sinh ảo. Tuy nhiên, theo nguồn...