Đi học trở lại, cơ sở mầm non tạm thời không tổ chức ăn sáng
Trong thời gian trẻ đi học trở lại, các cơ sở giáo dục mầm non tạm thời không tổ chức cho trẻ ăn sáng.
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản về hướng dẫn một số nội dung tổ chức cho trẻ đi học trở lại tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Các bé trường mầm non Sóc Nâu, quận Gò Vấp thích thú khi tham gia hoạt động ngoại khóa giữa sân trường. Ảnh: NQ
Đối với phòng GD&ĐT quận, huyện
Kiểm tra 100% các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn, kế hoạch và phương án đón trẻ đi học trở lại, phương án cách ly khi phát hiện trẻ có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
Rà soát số lượng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập còn hoạt động và có phương án tiếp nhận trẻ của các cơ sở đã có quyết định giải thể.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, phối hợp liên ngành trong xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Đối với các cơ sở giáo dục mầm non
Đẩy mạnh công tác truyền thông, tiếp tục thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Y tế và các ban ngành.
Phối hợp với cha mẹ trẻ/người trực tiếp chăm sóc trẻ giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của trẻ.
Thực hiện nghiêm việc khử khuẩn, vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm, lớp, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, dụng cụ học tập…; các phòng chức năng, phòng làm việc, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can…Đảm bảo đầy đủ thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang, xà phòng, dung dịch sát khuẩn cho các nhóm, lớp.
Hướng dẫn trẻ biến giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên cho trẻ rửa tay với xà phòng và nhắc nhở trẻ tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Tổ chức bán trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thực đơn và chế biến món ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học. Tăng cường cho trẻ uống mát, nước trái cây… (lưu ý các đơn vị sử dụng nước uống đóng chai cần thay mới các bình đã mở nắp lâu ngày); sử dụng đồ dùng bán trú riêng biệt cho trẻ, đảm bảo vệ sinh.
Trong thời gian trẻ đi học trở lại, các cơ sở giáo dục mầm non tạm thời không tổ chức cho trẻ ăn sáng.
Tùy theo điều kiện thực tế, đơn vị xây dựng phương án đón trẻ phù hợp và trả trẻ (lệch giờ); tạo điều kiện cho phụ huynh đón trẻ sớm khi có nhu cầu.
Điều chỉnh môi trường giáo dục trong và ngoài lớp; sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi vừa đủ, dễ vệ sinh tại các góc hoạt động tạo không gian thông thoáng.
Giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết phù hợp với thời gian còn lại của năm học giúp trẻ đạt mục tiêu, kết qua mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình giáo dục mầm non. Riêng đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, giáo viên lựa chọn nội dung cốt lõi giúp trẻ đạt những kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Các cơ sở giáo dục tránh tập trung trẻ toàn trường vào cùng một thời điểm tại các khu vực; tổ chức tập thể dục sáng cho trẻ trong phạm vi từng nhóm, lớp; hạn chế tiếp xúc trẻ giữa các nhóm với nhau.
Đối với phụ huynh
Tuân thủ nghiêm túc các quy định, nội quy của cơ sở giáo dục mầm non
Chuẩn bị tâm lý trước khi cho trẻ đi học trở lại
Khi trẻ đi học, trẻ được ăn sáng và đo thân nhiệt tại nhà (không cho trẻ đến trường, lớp khi có biểu hiện ho, sốt); đeo khẩu trang cho trẻ đến trường và từ trường về nhà; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; đón trẻ lệch giờ theo quy định của cơ sở giáo dục…
Học sinh mầm non - Ngày 18-5: Lớp lá (trẻ 5 tuổi) bắt đầu đi học trở lại. - Ngày 25-5: Lớp mầm và chồi bắt đầu đi học trở lại. - Ngày 1-6: Các lớp nhà trẻ còn lại bắt đầu đi học trở lại. |
Để chuẩn bị cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học tại Hà Nội quay lại trường, cuối tuần qua các nhà trường đã tổng...
Nguồn: [Link nguồn]