ĐH Quốc gia Hà Nội cho phép học sinh THPT học trước đại học: Cần đảm bảo điều kiện gì?
Học sinh theo học phải đảm bảo các điều kiện: có kết quả học tập tối thiểu loại giỏi trở lên ở năm học, kỳ học trước và được hiệu trưởng trường THPT nơi học sinh đang theo học và hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đồng ý bằng văn bản.
Cụ thể, theo cơ chế đặc thù được ĐH Quốc gia Hà Nội ban hành cuối năm 2021, học sinh THPT chuyên của ĐH này và học sinh THPT chuyên trong cả nước từ học kỳ 2 lớp 11 sẽ được đăng ký học tích lũy trước một số học phần thuộc ngành đào tạo ĐH của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Học sinh theo học phải đảm bảo các điều kiện: có kết quả học tập tối thiểu loại giỏi trở lên ở năm học, kỳ học trước và được hiệu trưởng trường THPT nơi học sinh đang theo học và hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đồng ý bằng văn bản.
Để đảm bảo chất lượng và vừa sức của học sinh khi phải hoàn thành chương trình THPT vừa học chương trình của ĐH, ĐH Quốc gia Hà Nội quy định mỗi học sinh chuyên chỉ được đăng ký tối đa 3 học phần trong một học kỳ. Và kết quả các học phần này sẽ được bảo lưu khi học sinh trúng tuyển vào bậc ĐH của ĐH Quốc gia Hà Nội.
ĐH Quốc gia Hà Nội
Trao đổi trên báo chí, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, bắt đầu từ năm 2022, học sinh Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn cũng như các trường chuyên trong cả nước từ kỳ 2 lớp 11 sẽ được đăng ký học theo cơ chế này.
Theo bà Hương, các học phần mà học sinh trường THPT chuyên được đăng ký học tập là hệ thống phong phú các học phần được giảng dạy chung cho sinh viên tất cả các ngành học đại học ở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn như Lịch sử văn minh thế giới, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Xã hội học đại cương, Tâm lí học đại cương, Lôgic học đại cương, Nhà nước và pháp luật đại cương, Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại cương, Nhập môn năng lực thông tin, Viết học thuật, Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng, Hệ thống chính trị Việt Nam, Triết học Mác - Lê nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,…
Đặc biệt, học sinh trường chuyên có thể lựa chọn đăng ký các học phần không yêu cầu học phần tiên quyết theo từng ngành đại học như: Báo chí truyền thông đại cương, Quan hệ công chúng đại cương, Chính trị học đại cương, Khoa học quản lý đại cương, Mỹ học đại cương, Nghệ thuật học đại cương, Nhân học đại cương, Đạo đức học đại cương, Kinh tế học đại cương, Nhập môn Quan hệ Quốc tế, Tôn giáo học đại cương, Môi trường và phát triển, Tâm lý học xã hội, Thể chế chính trị thế giới, Văn hóa tổ chức, Phong tục, Tập quán, Lễ hội truyền thống…
“Có đến 45 tín chỉ được học chung trong Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn sẽ được công nhận khi sinh viên đỗ vào bất cứ ngành học nào tại trường”, bà Hương nói.
Các học phần được giảng dạy chung trong toàn ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ được tất cả các trường trực thuộc công nhận tín chỉ khi sinh viên đỗ vào hệ thống các trường trong ĐH Quốc gia Hà Nội.
PGS.TS Vũ Hoàng Linh - hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết trường hợp học sinh chuyên đầu tiên đã đăng ký các học phần ĐH của trường là Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên.
Hai năm trước, Ngô Quý Đăng từng được biết đến là học sinh lớp 10 đầu tiên trên cả nước giành huy chương vàng quốc tế môn toán.
Theo thầy Vũ Hoàng Linh, ngoài Ngô Quý Đăng, hiện có một số học sinh chuyên khác cũng đăng ký học các học phần của Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo cơ chế thì học sinh THPT chuyên cả nước đều có thể đăng ký học chương trình ĐH của ĐH Quốc gia Hà Nội nếu đảm bảo các điều kiện bắt buộc nhưng sẽ có nhiều cái vướng. Cụ thể, học sinh chuyên ở các tỉnh sẽ khó theo đuổi việc học ĐH như trên nếu các trường chỉ đào tạo trực tiếp, không có hình thức trực tuyến.
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu - hiệu trưởng Trường chuyên Khoa học xã hội, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng trước khi việc này được quyết định, các trường chuyên của ĐH Quốc gia Hà Nội đã thảo luận rất kỹ. Trong đó, mục tiêu và tính khả thi của việc cho phép học sinh học chương trình ĐH đã được chú ý.
"Với học sinh chuyên, mục tiêu không phải là vào ĐH mà là một cơ chế cho phép học sinh học vượt cấp để rút ngắn thời gian học ĐH, tạo cơ hội cho học sinh tài năng tiếp cận sớm hơn với các chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu theo định hướng nghề nghiệp mà các em có đam mê và muốn tiếp tục theo đuổi", thầy Nguyễn Quang Liệu nói.
Và theo thầy Nguyễn Quang Liệu, ngoài các môn học đại cương cung cấp kiến thức nền tảng, học sinh chuyên hoàn toàn có thể đăng ký học ngay những học phần thuộc chuyên môn sâu có liên quan tới môn chuyên hoặc lĩnh vực mà học sinh có đam mê.
Ví như học sinh chuyên văn có thể đăng ký các học phần văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, đi sâu vào lĩnh vực phê bình văn học...
Nhiều giáo viên dạy học sinh lớp 12 năm nay khuyên học sinh nên ôn tập kỹ kiến thức, tránh chủ quan vì đề thi thật kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể sẽ nâng độ khó hơn so...
Nguồn: [Link nguồn]