ĐH Harvard bảo sinh viên châu Á: “Bạn có thể ước giá như mình không phải người châu Á”?
Trên trang web về tư vấn sức khỏe tâm thần của mình, trường Đại học danh tiếng Harvard viết rằng sinh viên châu Á có thể “ước rằng giá như mình không phải người châu Á”. Điều này gây phẫn nộ mạnh mẽ trong sinh viên châu Á và cộng đồng nói chung, khiến trường Harvard phải đưa ra lời xin lỗi.
Giữa lúc nạn thù ghét người châu Á đang là vấn đề nghiêm trọng, người ta lại phát hiện ra trên trang web của Dịch vụ Tư vấn và Sức khỏe Tâm thần (CAMHS) của trường ĐH Harvard (Mỹ) có nội dung “thiếu nhạy cảm và không phù hợp”.
Trong một đoạn nhằm giúp sinh viên đối mặt với những hành vi phân biệt chủng tộc nhằm vào người châu Á hiện đang tăng lên, có viết: “Khi bạn nếm trải sự phân biệt chủng tộc, bạn có thể thấy xấu hổ. Bạn có thể ước giá như mình không phải là người châu Á, nhưng hãy nhớ rằng tổ tiên của bạn có thể cũng trải qua những sự việc tương tự hoặc còn tệ hơn”.
Dịch vụ Tư vấn và Sức khỏe Tâm thần của ĐH Harvard. Ảnh: Kendra N. Wilkinson.
Ngoài ra, trang web này còn có đoạn nói rằng người châu Á (ở Mỹ) “sống sót bằng cách nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của cộng đồng mình” và khuyên sinh viên châu Á hãy “tìm kiếm hoặc tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc nhấn mạnh vào cộng đồng của bạn theo hướng tích cực”.
Mặc dù không biết những dòng này được đăng lần đầu tiên vào khi nào, nhưng ngay khi bị phát hiện ra thì nó bị sinh viên chỉ trích mạnh mẽ. Nhiều người nói rằng, những lời như thế đang đặt gánh nặng lên người gốc Á là họ phải tự đối diện với những cuộc tấn công do phân biệt chủng tộc, đã thế lại còn đưa ra những giả định bừa bãi về cảm xúc của sinh viên, và dường như còn nhấn mạnh vào định kiến rằng người châu Á tại Mỹ là một nhóm thiểu số.
ĐH Harvard. Ảnh: Bloomberg.
Có người viết: “Tại sao họ (trường Harvard) lại nghĩ rằng những câu đó là có ích, và sẽ giúp tôi cảm thấy “tự hào” về sắc tộc? Và nếu có, thì chính xác là tự hào về điều gì?”.
Giữa sự phản đối này, trường Harvard đã xóa những câu đó và thay bằng lời xin lỗi. CAMHS giải thích, mục đích của họ chỉ là giúp đỡ tất cả các sinh viên “đang căng thẳng trong cuộc sống”. Trong lời xin lỗi, CAMHS viết: “Chúng tôi chân thành xin lỗi vì một số nội dung được đăng gần đây trên trang web của mình, nó không những không thực hiện được sứ mệnh (giúp đỡ sinh viên), mà còn gây thêm căng thẳng trong cộng đồng”.
Nhiều người từng phản đối quy trình tuyển sinh của ĐH Harvard, bị cho là phân biệt đối xử với sinh viên châu Á. Ảnh: Adam Glanzman/ Bloomberg/ Getty.
Đây không phải là lần đầu tiên ĐH Harvard vướng vào một vụ việc gây tranh cãi liên quan đến sắc tộc. Hồi năm 2018, ông William Fitzsimmons, lúc đó là trưởng khoa tuyển sinh của trường, đã phải ra trước Tòa án để nói về việc các trường top đầu như Harvard đặt tiêu chuẩn đầu vào khác biệt cho các học sinh nộp hồ sơ, dựa trên một số yếu tố nhất định, chẳng hạn như chủng tộc. Theo đó, học sinh gốc Á phải có điểm cao hơn so với học sinh thuộc các chủng tộc khác thì mới được cân nhắc nhận vào Harvard.
Nguồn: [Link nguồn]
Trường học Nhật Bản vốn nổi tiếng với các quy định khắt khe và cực kỳ lạ thường đối với học sinh bao gồm việc...