ĐH Harvard: 3 hành vi nghịch ngợm chứng tỏ trẻ có IQ cao

Sự kiện: Dạy con

Muốn biết con mình có IQ cao hay không, cha mẹ tinh ý có thể nhận ra thông qua một số hành động thường ngày của trẻ.

Ở góc độ cha mẹ, hầu như ai cũng mong muốn con mình trở thành thiên tài. Thế nên ngay từ lúc đứa trẻ sinh ra, họ đã tìm kiếm những dấu hiệu hy vọng con mình có IQ cao. Tuy nhiên, trước 1 tuổi thì hành vi nào của trẻ cũng giống nhau, rất khó để nhận dạng được đứa trẻ đó có thông minh hay không. Muốn biết IQ của một đứa trẻ có cao hay thấp, chúng ta chỉ có thể quan sát chúng ở trong giai đọan học mầm non.

Trên thực tế, não bộ của một đứa trẻ sẽ trải qua 2 thời kỳ “vàng” để phát triển vượt bậc trước năm 6 tuổi.

Sau hàng loạt các cuộc điều tra và nghiên cứu của Đại học Harvard thực hiện, người ta thấy rằng, chỉ số IQ của trẻ không hoàn toàn do yếu tố bẩm sinh. Điều này có nghĩa là khi trẻ ở trong giai đoạn đang phát triển, nếu được trau dồi và tác động, IQ sẽ được cải thiện đáng kể. Vậy nên, cha mẹ cần nắm bắt được giai đoạn trẻ phát triển để cải thiện IQ cho con mình.

0-3 tuổi là vạch xuất phát để phát triển trí não

Khối lượng não của người trưởng thành đạt 1200-1400gr, trong khi của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 350gr và tăng dần lên khoảng 1000gr khi tới 3 tuổi.

ĐH Harvard: 3 hành vi nghịch ngợm chứng tỏ trẻ có IQ cao - 1

Với sự phát triển não bộ nhanh như vậy, khả năng học tập của trẻ sẽ dần được nâng cao. Trẻ sẽ học hỏi rất nhanh ở trong giai đoạn đầu. Vậy nên lúc này, cha mẹ nên hướng dẫn và rèn luyện con mình ở khía cạnh nghe, nhìn, sờ, khuyến khích trẻ phát triển toàn diện để tạo nền tảng học tập tốt sau này.

 3-6 tuổi là giai đoạn nền tảng vững chắc để phát triển trí não

Khi trẻ 3 tuổi, khả năng nhận thức và sự tập trung của chúng sẽ được cải thiện đáng kể. Nhưng vì bản tính tò mò phát triển mạnh, trẻ rất khó bình tĩnh và tập trung sâu vào một chuyện gì đó. Vì vậy, giai đoạn này, nếu cha mẹ chủ động rèn luyện khả năng tập trung của trẻ, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển não bộ cực kỳ tốt.

Giáo sư tâm lý học Elen Winner tại Đại học Harvard cũng chỉ ra rằng, chỉ số thông minh của hầu hết trẻ em có thể thấy được khi chúng còn nhỏ. Đặc biệt, có 3 hành vi nghịch ngợm này của trẻ dưới 6 tuổi, chứng tỏ trẻ có IQ cao.

- Thích tháo rời đồ đạc

Hầu hết trẻ em đều trải qua giai đoạn nghịch phá trong quá trình lớn lên của mình. Nhưng điều khác biệt là chỉ có số ít trong đó kiên trì với sở thích này của mình, còn lại phần lớn sẽ bị cha mẹ ngăn cản và kỷ luật nghiêm khắc vì tội phá phách.

Nhà giáo dục người Ukraina Oleksandrovych Sukhomlynsky Vasyl từng nói: “Trí tuệ của một đứa trẻ thể hiện ở những ngón tay của chúng”. Ông cũng từng đề cập tới học thuyết “bàn tay và khối óc” để chứng minh những đứa trẻ thích nghịch ngợm, tháo tung đồ đạc thường thông minh hơn. Ông cho rằng, hành vi này sẽ thúc đẩy sự phát triển của não bộ, đặt nền tảng cho chỉ số IQ cao.

ĐH Harvard: 3 hành vi nghịch ngợm chứng tỏ trẻ có IQ cao - 2

- Khả năng bắt chước

Giáo sư tâm lý học David Myers tại Hope College, Mỹ, đồng thời là tác giả của 17 cuốn sách định nghĩa việc bắt chước của một đứa trẻ có nghĩa là, khi chúng bị tác động bởi những hành vi của mọi người xung quanh một cách có ý thức hoặc vô ý thức, khiến bản thân trở nên gần gũi với người khác hơn.

Trong quá trình này, trẻ sẽ cần óc quan sát nhạy bén, tiếp nhận và phân loại thông tin. Do đó, trẻ có khả năng bắt chước mạnh thường có IQ cao.

- Thường xuyên nảy ra những ý tưởng tinh nghịch

Hầu hết những đứa trẻ có chỉ số IQ cao đều có khả năng suy luận một cách rất logic. Trong đầu chúng thường có rất nhiều ý tưởng tinh nghịch, mang lại nhiều phiền phức và rắc rối cho cha mẹ.

Trên thực tế, việc suy nghĩ ra những ý tưởng kỳ lạ thể hiện óc sáng tạo mạnh mẽ, nó là một dạng tài năng rất cần thiết trong quá trình học tập. Đồng thời, điều này có nghĩa những đứa trẻ như vậy sẽ có tiềm năng về nghệ thuật cao hơn trong tương lai, cha mẹ đừng vội ngăn cản trẻ.

Nghiên cứu của ĐH Harvard: 6 thói quen xấu này đang đánh cắp trí thông minh của trẻ

Những thói quen xấu này có thể để lại những hệ lụy không nhỏ đối với một đứa trẻ, cha mẹ cần chú ý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN