Để ý những dấu hiệu nhỏ này, bố mẹ sẽ biết con bị bắt nạt ở trường
Bố mẹ hoàn toàn có thể nắm được tình hình của con ở trường qua các dấu hiệu cụ thể.
Trong nhiều trường hợp, trẻ bị bắt nạt thường giấu người lớn vì lo sợ trả thù. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể nắm được tình hình của con ở trường qua các dấu hiệu cụ thể, từ đó kịp thời tìm ra phương pháp xử lý.
1. Điểm số giảm sút mạnh mẽ
Khi bị bắt nạt, gần như đứa trẻ nào cũng cảm thấy sợ hãi, lo lắng và sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung nghe giảng hoặc làm bài tập về nhà. Kết quả học tập cũng từ đó mà bị ảnh hưởng do sự thiếu tập trung này.
Khi bị bắt nạt, gần như đứa trẻ nào cũng cảm thấy sợ hãi.
2. Bắt nạt những trẻ nhỏ hơn
Vì bị bắt nạt mà không thể làm gì, nhiều đứa trẻ sẽ tìm cách giải tỏa bằng những hành vi bắt nạt, đe dọa, phá hủy đồ chơi của những đứa trẻ khác hoặc anh chị em trong gia đình. Nếu nhận thấy con mình có dấu hiệu này, bạn hãy tìm hiểu xem ở trường con có bị ai bắt nạt như vậy hay không.
3. Thường xuyên ốm
Nếu trẻ luôn kêu mệt mỏi và đòi ở nhà, có thể là trẻ đang kiếm cớ vì không thích đi học, không thích tham gia hoạt động chung, nhưng cũng có thể việc bị bắt nạt khiến tâm sinh lý thay đổi và ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể.
4. Các vết thương không giải thích được
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể tránh khỏi những lúc nghịch ngợm khiến cơ thể trầy xước, bầm tím, nhưng nếu bạn bắt đầu nhận thấy những vết thương như vậy thường xuyên xuất hiện và con không nói cho bạn biết nguyên nhân, thì đây có thể là dấu hiệu con đang bị bắt nạt.
Nếu bạn bắt đầu nhận thấy những vết thương thì đây có thể là dấu hiệu con đang bị bắt nạt.
5. Thay đổi hành vi đột ngột
Khi trở thành nạn nhân của việc bắt nạt, một đứa trẻ bị căng thẳng về tinh thần và cảm xúc. Cha mẹ có thể đọc được nét mặt và quan sát được sự thay đổi tâm trạng của trẻ, biểu hiện qua các hành vi. Vì lo lắng phải tỉnh dậy và đi học vào sáng hôm sau, trẻ sẽ khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm hoặc gặp ác mộng. Tâm trí không thoải mái cũng khiến trẻ làm mọi thứ không được suôn sẻ.
6. Thường xuyên mất đồ
Nếu thấy con thường xuyên mất đồ chơi, dụng cụ học tập, quần áo, tiền, điện thoại hoặc thậm chí ăn ngấu nghiến khi trở về nhà (do bị cướp bữa trưa), bạn nên tìm hiểu nguyên nhân. Khi bị bắt nạt liên tục, trẻ thường nói dối làm mất đồ hoặc không bịa ra được nguyên nhân hợp lý.
Dưới đây là các mẹo đối phó với 4 loại bắt nạt phổ biến trong quãng đời đi học