Đề xuất cho học sinh THPT linh hoạt đổi môn lựa chọn

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Từ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.

Học thêm môn để "phòng thân"

Chương trình GDPT 2018 áp dụng ở bậc THPT từ năm học 2022-2023 đến nay tròn 3 năm. Sau khi tốt nghiệp THCS, vào THPT, khác với trước đây, học sinh có quyền lựa chọn môn học theo năng lực và định hướng nghề nghiệp. Trong đó, các em sẽ học các môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Ngoại ngữ 1 và các hoạt động giáo dục thể chất, trải nghiệm, giáo dục quốc phòng và an ninh…

Ngoài ra, học sinh sẽ lựa chọn thêm 4 trong 9 môn còn lại (Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) để tạo thành những tổ hợp môn học phù hợp với năng lực, sở trường cũng như định hướng nghề nghiệp.

Với chương trình GDPT mới, học sinh chọn sai tổ hợp sẽ phải học hết lớp 10 mới được đổi sang tổ hợp khác. (ảnh: Hà Linh)

Với chương trình GDPT mới, học sinh chọn sai tổ hợp sẽ phải học hết lớp 10 mới được đổi sang tổ hợp khác. (ảnh: Hà Linh)

Theo tính toán, nếu sắp xếp có thể tạo ra 126 tổ hợp môn, tuy nhiên trên thực tế các nhà trường sẽ phải tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để xây dựng tổ hợp cho học sinh lựa chọn. Do đó, có trường chỉ có ít tổ hợp nhưng cũng có trường xây dựng được nhiều tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn.

Một bất cập lớn sau 3 năm triển khai xuất hiện, không ít phụ huynh, nhà trường ý kiến về việc học sinh gặp khó khăn khi chuyển đổi môn lựa chọn, chuyển trường. Trong hướng dẫn thực hiện chương trình, Bộ GD&ĐT yêu cầu, học sinh lựa chọn môn học cần giữ ổn định từ lớp 10 cho đến hết lớp 12. “Trong trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn sẽ thực hiện vào cuối năm học”, điều này gây không ít khó khăn cho người học. Các giáo viên ở trung tâm dạy thêm, luyện thi tiết lộ, có những học sinh phải tự đi học thêm môn học để "phòng thân" trường hợp hết lớp 10 có nhu cầu đổi tổ hợp mới có kiến thức, nếu không sẽ bị hổng.

Anh Nguyễn Văn Tuấn ở quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ sự bức xúc khi ngay trong năm học này, gia đình dự định chuyển nhà từ nội thành về huyện Thạch Thất (Hà Nội) nên muốn chuyển con đang học lớp 10 về trường gần nhà, nhằm tiện đưa đón, quản lý. Nhưng, anh phải đi lại rất nhiều lần giữa hai nhà trường vì rất khó khăn, vướng nhiều vấn đề.

“Ngoài chỉ tiêu tuyển sinh, trường chuyển đến phải có tổ hợp môn học trùng với trường học sinh đang theo học. Nếu đổi tổ hợp, học sinh sẽ phải tự học bù kiến thức đảm bảo đạt điều kiện ở bài kiểm tra đầu vào lớp 11 là làm khó học sinh", anh Tuấn nói.

Mong muốn và thực tế vênh nhau

PSG.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, việc học sinh lựa chọn tổ hợp các môn học ngay từ khi vào lớp 10 nhưng chưa được tư vấn, có sự hiểu biết sâu về nghề nghiệp dẫn đến những bất cập, khó khăn cho học sinh. Nhiều em sẽ chọn bừa và sau một thời gian học tập thấy không có khả năng hoặc không yêu thích và đó cũng là điều dễ xảy ra. Tuy nhiên, khi muốn đổi, học sinh lại phải chờ hết năm học lớp 10 và trong hè phải tự học tập, bù đắp kiến thức sẽ e ngại.

Do đó, theo ông Nhĩ, các Sở GD&ĐT cần triển khai hoạt động tư vấn, hướng nghiệp sâu cho học sinh ngay từ bậc THCS nhằm trang bị kiến thức về các ngành nghề, từ đó các em có định hướng cho bản thân. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng cần cho học sinh linh hoạt chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu phù hợp với năng lực, sở trường cũng như phục vụ xét tuyển vào ĐH, không nên ép khuôn trong một lựa chọn từ sớm.

"Sau 3 năm triển khai chương trình GDPT mới ở bậc THPT, dù bậc học này có mục tiêu định hướng nghề nghiệp nhưng giữa mong muốn và thực tế còn vênh nhau. Có học sinh học đến lớp 12 vẫn mất phương hướng không biết nên chọn ngành nghề gì, tổ hợp nào. Có em học hết lớp 10, đổi tổ hợp xong lại muốn quay về tổ hợp cũ vì cho rằng không phù hợp", Hiệu trưởng một trường THPT tại Hà Nội nói.

Bà T.L, Hiệu trưởng một trường THPT tại Hà Nội cho rằng, sau 3 năm triển khai chương trình GDPT mới ở bậc THPT, dù bậc học này có mục tiêu định hướng nghề nghiệp nhưng giữa mong muốn và thực tế còn vênh nhau. Có học sinh học đến lớp 12 vẫn mất phương hướng không biết nên chọn ngành nghề gì, tổ hợp nào. Có em học hết lớp 10, đổi tổ hợp xong lại muốn quay về tổ hợp cũ vì cho rằng không phù hợp.

Hiệu trưởng này cũng thừa nhận, nhà trường phải căn cứ vào đội ngũ giáo viên để có định hướng xây dựng tổ hợp, không phải vì học sinh không thích mà không có lớp nào. Để học sinh tự do lựa chọn sẽ dẫn đến tình trạng có giáo viên nhưng không có học sinh để dạy. Nếu học sinh chọn sai, Bộ GD&ĐT nên điều chỉnh sau một học kỳ lớp 10, các em có thể đổi nguyện vọng sẽ phù hợp hơn quy định “cần học hết năm học”. Như vậy, sẽ thuận lợi hơn cho học sinh vì một học kỳ, dễ có bổ sung kiến thức thiếu hụt hơn một năm.

“Phương án cho học sinh linh hoạt đổi môn lựa chọn sẽ gây rối cho các nhà trường trong công tác quản trị, sắp xếp tổ hợp môn cũng như bố trí giáo viên đứng lớp. Thực tế, những năm qua, học sinh đổ xô chọn các môn xã hội cũng khiến nhà trường rất khó khăn, giáo viên xã hội thiếu phải ký thêm hợp đồng mới đảm bảo trong khi các môn tự nhiên lại thừa”, Hiệu trưởng này nói.

Theo tính toán, nếu sắp xếp có thể tạo ra 126 tổ hợp môn, tuy nhiên trên thực tế các nhà trường sẽ phải tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để xây dựng tổ hợp cho học sinh lựa chọn. Do đó, có trường chỉ có ít tổ hợp nhưng cũng có trường xây dựng được nhiều tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn.

Nguồn: [Link nguồn]

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, việc thiết kế phương án thi, trong đó các môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Linh ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN