Đề xuất cho học sinh nghỉ 4 kỳ mỗi năm: Có nên cứng nhắc?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, Bộ GD&ĐT có thể quy định chung 2 kỳ nghỉ trong năm phù hợp với các kỳ thi quan trọng của mỗi cấp. Theo đó, dựa trên hai kỳ nghỉ chung đó các địa phương và các trường có thể phân chia các kỳ nghỉ nhỏ hơn phù hợp với các điều kiện khí hậu, địa lý, bối cảnh văn hoá, kinh tế và xã hội của mỗi địa phương.

Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chiều 14/2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở GD&ĐT nghiên cứu xây dựng đề án để thời gian tới có ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ tính toán lại lịch năm học.

Ông Sóng Hiền cho rằng, chúng ta không nên cứng nhắc quy định thành 2 hay 4 kỳ nghỉ vì các đặc điểm khác biệt ở mỗi địa phương

Ông Sóng Hiền cho rằng, chúng ta không nên cứng nhắc quy định thành 2 hay 4 kỳ nghỉ vì các đặc điểm khác biệt ở mỗi địa phương

Theo ông Chung, nhiều nước trên thế giới đã sắp xếp năm học với 4 kỳ. Họ đã nghiên cứu kỹ, chúng ta cũng nên xem xét để có điều tiết lại việc này không? Nếu có thể, chúng ta cho nghỉ hè từ 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Cuối cùng, học sinh vẫn được nghỉ 3 tháng.

Không nên cứng nhắc?

Về vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia) cho rằng, Bộ GD&ĐT có thể quy định chung 2 kỳ nghỉ trong năm phù hợp với các kỳ thi quan trọng của mỗi cấp.

Cũng theo Ông Hiền, dựa trên hai kỳ nghi chung đó các địa phương và các trường có thể phân chia các kỳ nghỉ nhỏ hơn phù hợp với các điều kiện khí hậu, địa lý, bối cảnh văn hoá, kinh tế và xã hội của mỗi địa phương.

“Để làm được điều này Bộ GD& ĐT cần giao quyền tự chủ hơn cho các trường cũng như các địa phương chủ quản trong các hoạt động giáo dục của mình, để cho các địa phương chủ động hơn trong các hoạt động giáo dục do mình chủ quản và tiến tới xây dựng cơ chế tự chủ trong trường học trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Ông Sóng Hiền cho rằng, chúng ta không nên cứng nhắc quy định thành 2 hay 4 kỳ nghỉ vì các đặc điểm khác biệt như đề cập trên. Khí hậu, địa lý, đặc điểm kinh tế văn hóa, xã hội các vùng Bắc, Trung, Nam là khác nhau. Vùng miền núi khác đồng bằng, thành phố khác nông thôn, nếu rập khuôn quy định sẽ gây ra nhiều bất cập trong qua trình vận hành và phát triển giáo dục ở mỗi vùng và địa phương.

Ông Hiền cũng chia sẻ, ở những quốc gia phát triển, như Úc chẳng hạn, quyền tự chủ về giáo dục ở mỗi trường và bang rất cao vì vậy nó giúp tạo ra cơ chế linh hoạt trong quá trình vận hành và phát triển hệ thống giáo dục của mỗi vùng.

Ông Phạm Hiệp, nhà nghiên cứu về giáo dục lại cho rằng, ở bậc đại học thì chia 1 năm thành 4 kỳ là đã có rồi. Hoặc họ thêm 1 học kỳ hè (ngắn hơn học kỳ xuân và thu), nhưng lại cho nghỉ đông dài ra.

Trước câu hỏi vậy việc chia thành nhiều kỳ nghỉ có làm ảnh hưởng đến kỳ thi THPT quốc gia hàng năm không?

Về vấn đề này, ông Phạm Hiệp cho rằng, kỳ thi thì các nước khác họ cũng có thi. Cái chính là do việc lên kế hoạch như thế nào thôi.

“Với đề xuất này nếu áp dụng ở bậc đại học thì tôi thấy cũng hợp lý nhưng áp dụng ở hệ phổ thông thì tôi nghĩ phải tính kỹ. Bởi lẽ ở bậc đại học tại Việt Nam đã có 1 số trường làm kiểu 4 học kỳ hoặc có kỳ nghỉ hè rồi”- Ông Phạm Hiệp nêu quan điểm.

Theo địa phương hay thống nhất cả nước?

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia) cho rằng,  việc thiết kế 2,3,4,5 kỳ nghỉ hãy để cho các địa phương và mỗi trường tự quyết miễn là đảm bảo đúng tiến độ của chương trình tổng thể.

Ông Hiền cũng nhấn mạnh, chính sách công bằng trong giáo dục không có nghĩa là cào bằng cho tất cả.

Tuy nhiên, theo ông Hiền, một vấn đề quan ngại hiện nay trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của chúng ta hiện nay chính là năng lực quản lý và điều hành giáo dục. Liệu các giám đốc sở GD&ĐT, các hiệu trưởng các trường phổ thông có dám thay đổi tư duy quản lý giáo dục của mình khi cơ chế tự chủ được thực thi.

Ông Hiền nói, xây dựng bất kỳ chính sách giáo dục nào đều cần có cái nhìn tổng thể để có thể áp dụng một cách đa dạng và linh hoạt cho các vùng miền.

“Xây dựng chính sách giáo dục phải tôn trọng sự khác biệt vùng miền, tôn trọng sự đa dạng của văn hoá mỗi địa phương, tôn trọng và quan tâm đến những vùng giáo dục bị bất lợi như các vùng cao, vùng hải đảo... không thể bắt trẻ em ở những nơi vùng xa xôi hẻo lánh, những vùng dân tộc thiểu số có nhiều bất lợi về điều kiện giáo dục phải giống trẻ em ở miền xuôi”- ông Hiền nêu quan điểm.

Ông Hiền cho rằng, mỗi trường do điều kiện khả năng và đặc thù mà bố trí hình thức học phù hợp làm sao đảm bảo chương trình là được.

TP.HCM chính thức đề xuất học sinh cả nước nghỉ hết tháng 3

UBND TP.HCM vừa có công văn khẩn về kiến nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên đến hết tháng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN