Đề xuất bỏ “Chí Phèo” ra khỏi SGK: Không lẽ đọc "Truyện Kiều" xúi giục các cô gái bán mình?
Đó là câu hỏi được nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội đặt ra sau khi có đề xuất loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" của một nghiên cứu sinh.
Vừa qua, anh Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) cho rằng, nên loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình sách giáo khoa THPT.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, tác phẩm này không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh.
Sau khi ý kiến này được đưa ra đã tạo nên một làn dư luận tranh cãi gay gắt về việc có hay không nên bỏ tác phẩm "Chí Phèo" khỏi chương trình SGK lớp 11.
“Mỗi văn bản có cách đọc đặc trưng của nó. Ví dụ như văn bản pháp luật sẽ không được mơ hồ, đơn nghĩa. Còn văn bản văn học nghệ thuật nếu bắt viết như văn bản pháp luật văn học nghệ thuật cũng sẽ chết”, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nói.
Trao đổi với PV, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội bày tỏ: “Anh Sóng Hiền biết rõ tác phẩm "Chí Phèo" là một tác phẩm văn học, nhưng đọc bài viết của anh, tôi thấy anh đã đọc truyện ngắn "Chí Phèo" không phải như một tác phẩm nghệ thuật, mà như một văn bản mang tính hình sự. Đó là cái nhầm tai hại, dẫn đến việc anh không thể hiểu hết về hình ảnh Chí Phèo”.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
Theo Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao viết từ năm 1941 là một tác phẩm văn học, một văn bản nghệ thuật. Cách nhìn nhận của anh Sóng Hiền không phải là cách đọc một văn bản nghệ thuật.
Nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội phân tích, trước hết, khi tiếp nhận một tác phẩm truyện ngắn, phải biết được cấu trúc, kết cấu các nhân vật, phải đặt trong khung cảnh, bối cảnh nghệ thuật tác giả đã tạo ra cho nhân vật hoạt động, để tính cách nhân vật phát triển.
Truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam cao là một văn bản nghệ thuật, phải có cách độc để giải mã tác phẩm nghệ thuật đó. Nên khi đưa tác phẩm vào trong nhà trường, giáo viên qua sách giáo khoa phải phân tích tác phẩm văn học.
Đối với truyện "Chí Phèo", đầu tiên tác giả đã trình bày, bối cảnh, khung cảnh nhân vật. Từ truyện đó, người ta khái quát người nông dân bị lưu manh hóa. Tuy vậy, nhân vật hiện lên để nói về môi trường xã hội lúc bấy giờ. Do đó, ý nghĩa hiện đại, tính thời sự nhân văn của tác phẩm "Chí Phèo" phát triển.
Trước câu hỏi, liệu đọc tác phẩm "Chí Phèo" học sinh có bị những tác động xấu, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết, thầy cô phải phân tích lý giải tại sao có hành động đó của Chí Phèo với Thị Nở. Vì sao từ anh Chí trở thành Chí Phèo? Vì sao từ thanh niên chất phác trở thành quỷ dữ?…
“Nếu nói theo cách của tác giả Sóng Hiền, không lẽ cũng sẽ phải bỏ hết những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, hay "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Không lẽ, đọc truyện Kiều, sẽ xúi giục các cô gái đi lầu xanh, bán mình”?, nhà văn Phạm Xuân Nguyên đặt câu hỏi.
Đánh giá về những tác phẩm văn học được đưa vào nhà trường hiện nay, ông Đào Xuân Nguyên cho biết, giáo dục cũng đang cải cách đổi mới chương trình đưa những tác phẩm có nhiều giá trị nghệ thuật giá trị văn chương vào sách giáo khoa.
Trước đây chúng ta đưa vào những tác phẩm thô sơ, có ít tính nghệ thuật. Tuy nhiên, tác phẩm văn chương đưa vào sách giáo khoa do có nhiều tình nghệ thuật cao, đòi hỏi người biên soạn sách và viên dạy văn phải thấu hiểu và giảng giải cho học sinh thấu đáo.
PGS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới, cho rằng quan điểm đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách...