Để trường sư phạm được như công an, quân đội: Chính sách hay điểm sàn?

Sự kiện: Giáo dục

Bao giờ điểm trường sư phạm được như công an, quân đội? Theo nhiều nhà quản lý giáo dục hiến kế, điểm đầu vào sư phạm phải từ 20 điểm và cần chính sách để thu hút người tài.

Để trường sư phạm được như công an, quân đội: Chính sách hay điểm sàn? - 1

Công an, quân đội điểm cao: Thí sinh vào vì đam mê?

Ông Lương Công Nhớ - Hiệu trưởng Đại học Hàng Hải Việt Nam (Hải Phòng) cho hay, vừa qua chúng ta mở ồ ạt, không chỉ đại học mà cả cao đẳng/ cao đẳng nghề. Vì thế, một số trường hiện nay đã “chết lâm sàng” thì nên thanh lý sớm để thu hồi vốn nhà nước, đầu tư cho các cơ sở đủ mạnh và có chất lượng.

Từ việc trường công an, quân đội năm nay có điểm cao chót vót, ông Nhớ lý giải: việc học sinh giỏi lựa chọn các trường công an, quân đội là hệ quả tất yếu vì  2 khối này có các chính sách thu hút như không mất học phí, có phụ cấp, bố trí chỗ ăn ở, ra trường có việc làm thay vì đam mê.

Vị hiệu trưởng này cũng đặc biệt nhấn mạnh thước đo của ngành giáo dục phải hướng đến giá trị thực. 

“Đối với một số ngành mà nhà nước cần, xã hội cần nhưng sinh viên không muốn học thì có chính sách hỗ trợ, thu hút. Chẳng hạn, cho vay học phí không hoàn lại, với điều kiện sau khi ra trường học viên theo làm nghề 5 năm trở lên; còn không thì phải đền bù”- Ông Nhớ nêu quan điểm.

Ông Thái Bá Cần – Hiệu trưởng ĐH quốc tế Hồng Bàng cho rằng, với thực tế tuyển sinh của chúng ta nhiều năm nay chủ yếu nằm ở phương thức lựa chọn, tìm kiếm học sinh sinh điểm cao để vào các trường đại học tốt. Đây là điều cần phải thay đổi.

“Tôi không tin những em điểm cao sẽ trở thành những sĩ quan tốt, bác sĩ giỏi, thầy giáo tốt, kỹ sư tốt. Vì vậy, đã đến lúc mình cần nghĩ đến một cách tuyển sinh mới hơn, để học sinh không ngộ nhận về bản thân, xã hội không có một suy nghĩ kiểu thí sinh 29 điểm mà trượt ĐH là một sự phi lý”, ông Cần nhấn mạnh.

20 điểm mới lấy, không thì thôi

PGS Văn Như Cương cho rằng, ông thấy rất khó hiểu dự án tầm cỡ quốc gia thay đổi giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD&ĐT không nhìn thấy những bất cập trong ngành sư phạm khi điểm đầu vào nhiều ngành thấp đến vô lí.

“Ai sẽ thực hiện việc đổi mới giáo dục này? Giáo viên chứ còn ai? Vậy  giáo viên nào còn yếu thì phải làm họ mạnh hơn. Tôi muốn đề đạt, Bộ cần rà soát lại về vấn đề tuyển sinh vào trường sư phạm. Tôi nghĩ các trường sư phạm cần 18-20 điểm, được bao nhiêu thì đào tạo còn lại đào tạo lại giáo viên cũ thì đội giáo viên này mới làm được việc”- PGS Cương cho hay.

PGS Cương khẳng định, không nên tuyển giáo viên bằng mọi giá để đủ chỉ tiêu, đủ kinh phí, không nên thế chút nào cả. Cả một thế hệ chỉ đầu vào 9-10 điểm đào tạo 3 năm ra dạy thế nào, lấy đâu ra người giỏi nữa, thầy kém thì trò kém, trò kém vào trường đại học thì lại càng kém.

PGS Cương cho rằng, điểm đầu vào chứng tỏ khả năng, trình độ học của anh, anh hổng hay không hổng có 3 năm giảng tốt đến mấy không thể tạo ra điều kì diệu được. Cho nên phải có tiêu chuẩn riêng cho điểm vào trường sư phạm. Vì sao, vào Bách Khoa làm Cơ khí, nông lâm là trồng trọt, vào giáo viên là làm tất cả những bộ môn ấy mà nền tảng học sinh yếu thì tất cả các môn khác yếu đi.

Theo GS Trần Văn Nam- Giám đốc ĐH Đà Nẵng, để nâng cao chất lượng sư phạm, đầu tiên, các tỉnh, thành đều biết số lượng nhu cầu về báo nguồn nhân lực sư phạm. Chi tiêu giao cho các trường như thế nào 1 cách phù hợp để các trường có thể làm được, tránh tình trạng sinh viên đào tạo ra không có việc làm, tuyển dụng khó khăn. 

“Đây cũng là nguyên nhân thí sinh không tha thiết vào sư phạm. Sinh viên sư phạm không phải nộp học phí, nên chăng phải có mức điểm nhất định cho các trường này. Theo tôi, Bộ yêu cầu các trường sư phạm phải  lấy ít nhât là 20 điểm và nếu vào sư phạm toán thì cầu môn toán phải trên 7 điểm”- Ông Nam nhấn mạnh.

Cần chính sách chứ không phải điểm sàn riêng

Chia sẻ với báo chí, Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho rằng, không phải là để mức điểm cao thì người có điểm cao sẽ lựa chọn vào học, mà phải có chính sách để thu hút. Nếu không có chính sách thu hút, ngành sư phạm không hấp dẫn. 

Cũng theo bà Phụng, trước đây đã có tình trạng như hiện nay có chính sách miễn học phí. Trong điều kiện lúc đó, chính sách này đã thu hút được thí sinh giỏi. Nhưng hiện nay, học phí không còn là khó khăn của đa số học sinh nữa. Chính sách miễn học phí không phát huy được tác dụng trong thời gian này. 

Bà Phụng cho hay, ngành sư phạm có chính sách ưu đãi nghề, ưu đãi thâm niên…, nhưng có lẽ không đủ mạnh để cạnh tranh với các ngành khác. Nếu so với bên công an, thì thí sinh nữ muốn vào phòng cháy chữa cháy có phải do ngành đó hấp dẫn không? Hay cái hấp dẫn là chính sách bao cấp cho người học và đảm bảo đầu ra - trúng đại học là vào biên chế của ngành?

“Cái khác hẳn nhau là như vậy, là chính sách chứ không phải là điểm sàn. Có điểm sàn riêng cũng sẽ không thay đổi. Vì vậy, cần sự thay đổi đồng bộ các chính sách không chỉ cho sinh viên sư phạm mà cho cả giáo viên”- Bà Phụng nhấn mạnh.

Bộ trưởng GD&ĐT: “Ngành sư phạm cần học ngành công an, quân đội”

Sáng 11/8, vấn đề tuyển sinh của các trường sư phạm là một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm tại Hội nghị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp (Tiền Phong)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN