Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia khó: Bộ GD-ĐT nói gì?

Bộ GD-ĐT lên tiếng về những ý kiến cho rằng, đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay rất khó, không phù hợp với học sinh vừa học xong lớp 12.

Chiều 27/6, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo thông tin về kì thi THPT quốc gia 2018.

Trước một số ý kiến cho rằng, đề thi năm nay rất khó, cụ thể với đề thi Toán, một giáo sư trong ngành cũng không thể giải hết trong 90 phút hay đề thi môn Ngữ Văn cũng phải khiến một vị giáo sư phải thốt lên rằng, đến ông cũng không làm được, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định, đề thi hoàn toàn phù hợp với hình thức thi công bố, tiếp tục theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc; đồng thời, tăng cường phân hóa kết quả thi đảm bảo đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tin cậy để xét tuyển ĐH, CĐ.

Bộ GD-ĐT cho biết, theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia, dư luận trong và ngoài ngành Giáo dục, đề thi năm nay bám sát chương trình, phát huy năng lực sáng tạo của thí sinh khi làm bài thi, đồng thời có độ phân hóa cao, đáp ứng được hai mục đích của Kỳ thi là xét tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển ĐH, CĐ, TC.

Trước câu hỏi, liệu đề thi năm nay có đảm bảo hai mục đích với kỳ thi THPT quốc gia với cách ra đề thi như năm nay không, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng khẳng định, tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như các năm vừa qua là phù hợp cho việc sử dụng kết quả thi vào hai mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh.

Về độ khó của đề thi, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, Hội đồng ra đề thi tuân thủ chỉ đạo của ban chỉ đạo thi, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 11,12 trong đó nội dung chương trình lớp 12 chiếm khoảng 85% nội dung đề thi.

Cấu trúc đề thi không thay đổi so với năm 2017, với 60% câu hỏi cơ bản, 40% câu hỏi nâng cao có tính phân hóa.

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia khó: Bộ GD-ĐT nói gì? - 1

Đề thi THPT Quốc gia năm nay được đánh giá là rất khó. 

Tuy nhiên, cũng theo ông Hồng cũng cho biết các đề thi năm nay đều tăng số câu hỏi khó, nhưng vẫn đảm bảo những thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp đều có thể đạt yêu cầu nếu nắm kiến thức cơ bản.

“Tất cả các đề thi đều có 4 mức độ như quy định, kể cả đề thi môn ngữ văn. Vì thế ông Hồng cho rằng đề thi đạt được cả mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả để tuyển sinh”, ông Hồng khẳng định.

Theo Bộ GD-ĐT, kì thi năm nay các địa phương đã chủ động chỉ đạo, xây dựng và triển khai kế hoạch khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc có mưa lớn, lũ quét, gây sạt lở ách tắc giao thông tại một số tuyến đường. Tuy nhiên, do đã có sẵn các phương án ứng phó với thời tiết và các tình huống bất thường này, các sở, ban, ngành của các địa phương đã chủ động huy động các phương tiện chuyên dụng của Quân đội, Công an để kịp thời hỗ trợ hầu hết các thí sinh đến Điểm thi đúng giờ.

Tuy nhiên, ở hai tỉnh Lai Châu và Hà Giang mặc dù địa phương đã cố gắng khắc phục tối đa nhưng vẫn còn một số thí sinh không đến được Điểm thi để dự thi. Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia đã chỉ đạo Hội đồng thi các địa phương thống kê, báo cáo cụ thể, đồng thời đề xuất phương án để kịp thời quyết định phương án xử lí phù hợp vừa đúng Quy chế vừa đảm bảo quyền lợi của thí sinh.

Số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy cả nước chỉ có 77 thí sinh vi phạm quy chế thi, trong đó 73 thí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại, tài liệu vào phòng thi.

Đề Sử thiếu biển Đông, đề Địa ”dễ thở”

Hôm nay, 27-6, là ngày thi cuối cùng kỳ thi THPT quốc gia 2018 với bài thi tổ hợp khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN