Đề thi học sinh Giỏi môn Văn ở Huế khiến dân mạng tranh cãi khi yêu cầu chọn giữa IQ và EQ

Sự kiện: Giáo dục

Dưới bài đăng về đề thi chọn học sinh Giỏi môn Văn ở Huế, nhiều dân mạng đưa ra quan điểm trái chiều. Một số bạn cho rằng nên lựa chọn IQ vì nếu bản thân mình không có EQ thì vẫn có thể làm được việc. Còn nếu có EQ mà không có IQ thì chẳng thể làm gì hết.

Mới đây, đề thi chọn học sinh Giỏi cấp tỉnh lớp 12 THPT năm 2021 - 2022 môn Ngữ văn của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được đưa ra thảo luận trên mạng xã hội và nhanh chóng thu hút lượt tương tác "khủng" từ cộng đồng mạng.

Được biết, kỳ thi này vừa được tổ chức vào ngày 18/1 vừa qua với thời lượng làm bài là 180 phút cho 2 câu hỏi. Trong đó, câu hỏi Nghị luận Xã hội đầu tiên khiến nhiều học sinh phải "vò đầu bứt tai" vì quá khó lựa chọn. Cụ thể, nội dung của câu hỏi này như sau:

"IQ là viết tắt tiếng Anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ nhanh nhạy và ngược lại.

EQ là viết tắt tiếng Anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ và cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.

Nếu phải lựa chọn giữa IQ và EQ thì anh/chị sẽ chọn như thế nào? Vì sao?".

Đề thi học sinh Giỏi môn Văn ở Huế khiến dân mạng tranh cãi khi yêu cầu chọn giữa IQ và EQ - 1

Dưới bài đăng, nhiều học sinh cũng như phụ huynh đã để lại ý kiến cho rằng, câu hỏi lựa chọn giữa IQ và EQ khá hay, có tính phân hóa cao, bài làm sẽ thể hiện góc nhìn của mỗi thí sinh. Ngay cả bản thân học sinh tham gia kỳ thi cũng cảm thấy thấy hào hứng khi làm bài. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng lựa chọn giữa IQ và EQ bởi đây là 2 yếu tố quan trọng cần có đối với mỗi người.

Liên quan đến đề thi này, trả lời trên Dân Việt, TS. Diêu Thị Lan Phương - Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, giảng viên khoa Văn (trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay: Về lý thuyết, người ta chia ra 2 dạng chỉ số IQ và EQ để đánh giá điểm mạnh điểm yếu của mỗi người. Tuy vậy, thực tế hai chỉ số này không mâu thuẫn nhau, không thể tách bạch rõ ràng mà thường đan xen, bổ sung, thậm chí thống nhất và đều quan trọng như nhau. Cảm xúc hay đồng cảm cũng là một dạng trí tuệ và tư duy, sự nhanh nhạy cũng là một dạng trí tuệ.

Như vậy, nếu học sinh chọn EQ hay IQ và lý giải hợp lý thì đều có thể được. Giảng viên cũng cho rằng với đề mở thế này nhiều học sinh sẽ lựa chọn cả hai thì cũng nên công nhận. Đề thi này có thể hay với người này nhưng lại không hay với người khác. Tuy nhiên, theo góc nhìn cá nhân của cô thì không nên đánh giá đề hay hay không hay, mà là đề có phù hợp hay không. Đây là một đề phù hợp với năng lực học sinh, dù nghe đến sự lựa chọn có vẻ không hợp lý lắm, nhưng học sinh hoàn toàn có thể phản biện.

Dưới bài đăng, nhiều bạn học sinh cũng đưa ra quan điểm trái chiều. Một số bạn cho rằng nên lựa chọn IQ vì nếu bản thân mình không có EQ thì vẫn có thể làm được việc. Còn nếu có EQ mà không có IQ thì chẳng thể làm gì hết. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng nên thiên về hướng EQ sẽ dễ dàng trao đổi, giao tiếp hơn.

- Mình nghĩ đây là đề mở, lựa chọn EQ hay IQ thì thí sinh chỉ cần đưa ra luận điểm thuyết phục là được, cái này thuộc về quan điểm của mỗi người mà.

- Đề thi chọn học sinh Giỏi có khác, học sinh bình thường đọc xong chẳng hiểu gì cả. IQ hay EQ đều quan trọng như nhau, có cái này mà không có cái kia thì cũng không ổn. Thí sinh biết chọn gì cho vừa lòng giám thị đây?

- Mình thấy chọn IQ cũng không ổn mà chọn EQ cũng chẳng xong. Được cái nọ thì mất cái kia. Chọn cả 2 có được không?

Học sinh lớp 1 viết văn tả con chim khiến cộng đồng mạng hoảng hốt vì quá đột biến

Nhiều người đọc xong bài văn không khỏi tò mò, không biết chú chim này thuộc giống gì mà lại dị hình đến vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Lê ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN