Đề thi ĐH môn Ngữ Văn Trung Quốc năm 2022 lên No.1 Hot search vì quá khó

Sự kiện: Giáo dục

Mỗi khi kỳ thi tuyển sinh Đại học của Trung Quốc diễn ra thì netizen lại được phen “rần rần” vì độ hóc búa cũng như sự sáng tạo của người ra đề. 

Cứ đến ngày 7/6 hằng năm, Trung Quốc lại diễn ra kỳ thi Cao khảo (Đại học) - một trong những kỳ thi khốc liệt nhất của giới trẻ Trung Quốc. Năm nay, Trung Quốc có 7 đề thi Văn chính gồm đề thi toàn quốc khu vực A và B, đề thi toàn quốc khu vực I và II, đề thi của Bắc Kinh, Thiên Tân, Chiết Giang.

Tại "đất nước tỷ dân", đề thi Văn toàn quốc cũng như các tỉnh thường lấy những đề tài liên quan đến hiện trạng xã hội, tình yêu Tổ Quốc, con người, ý nghĩa tốt đẹp về cuộc sống. Trong đó, đề thi toàn quốc khu vực A lấy tư liệu trong bộ tiểu thuyết kinh điển Hồng Lâu Mộng được các thí sinh đánh giá là đề có độ khó cao nhất. Hiện từ khóa “Đề thi toàn quốc A rất khó” cũng đang nằm ở vị trí số 2 trên bảng Hot search.

Ngay khi đề thi được tung ra đã lập tức “chễm chệ” vị trí đầu trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Nguồn: Weibo

Ngay khi đề thi được tung ra đã lập tức “chễm chệ” vị trí đầu trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Nguồn: Weibo

Hồng Lâu Mộng là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Tào Tuyết Cần, được ra đời vào khoảng giữa thế kỉ 18 đời nhà Thanh. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, mô tả bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh lúc bấy giờ - nơi mà vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất “mục nát” của giới thượng lưu sống trong Giả phủ.

“Hồng Lâu Mộng” đang là cái tên hot nhất vì xuất hiện trong đề thi đại học xứ Trung. Nguồn: Internet

“Hồng Lâu Mộng” đang là cái tên hot nhất vì xuất hiện trong đề thi đại học xứ Trung. Nguồn: Internet

Lấy bối cảnh của Hồng Lâu Mộng, đề văn toàn quốc khu vực A của Trung Quốc như sau:

Trong Hồng Lâu Mộng “Đại quan viên thử tài câu đối” có tình tiết như sau: Sau khi khu vườn dành cho Nguyên Phi (Giả Nguyên Xuân) được xây dựng xong, quan khách đã đến nơi đây thăm thú và đặt tên, câu đối cho đình đài lầu các.

Có người đã lấy hai chữ “Dực Nhiên” (Quang đãng sáng sủa) trong câu thơ “Hữu đình dực nhiên” của Âu Dương Tu trong bài “Túy Ông Đình ký” để đặt tên.

Giả Chính cho rằng đình này ở trên mặt nước, đặt tên liên quan tới nước sẽ hợp lý hơn nên đề xuất lấy chữ “Tả” trong “Tả xuất vu lưỡng phong chi gian” (nước chảy ra từ giữa hai ngọn núi). Lại có người khác đề nghị đặt “Tả Ngọc” với hàm ý “Nước chảy ra từ hạt ngọc”.

Bảo Ngọc từ chối cái tên này, cho rằng dùng “Tẩm Phương” (Thấm đượm hương thơm) sẽ mang khí chất tao nhã và mới mẻ hơn. Giả Chính gật đầu ngầm đồng ý.

Hai chữ “Tẩm Phương” mang hàm ý “Thấm đượm hương thơm” đã khắc họa được cảnh sắc cây cỏ phản chiếu trên mặt nước, vừa không lỗi thời lại hợp với tâm ý thăm viếng người thân của Nguyên Phi mang hàm súc kín đáo, suy xét chu toàn.

Trong đoạn văn trên, mọi người đã cùng đặt tên cho hoành phi, có người trực tiếp đặt, có người biến hoá cách đặt hoặc dựa vào hoàn cảnh để đặt tên, mang lại những hiệu quả nghệ thuật có màu sắc riêng. Những cách làm trên có thể gợi ý, giúp chúng ta có những suy nghĩ sâu sắc hơn ở nhiều lĩnh vực rộng mở hơn. Bạn hãy viết một đoạn văn bằng kinh nghiệm của bản thân trong học tập và cuộc sống hằng ngày.

Đề thi nguyên gốc bằng tiếng Trung. Nguồn: Weibo

Đề thi nguyên gốc bằng tiếng Trung. Nguồn: Weibo

Ngay khi đề thi được tung ra đã ngay lập tức thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng, và đặc biệt là các sĩ tử 2K4 tại Việt Nam chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia cũng không thể bỏ qua cơ hội “tham khảo” đề thi lần này. Hầu hết cư dân mạng đều tỏ ra “3 phần bất lực, 7 phần đau khổ” thay cho những sĩ tử Trung Quốc.

- Hên quá, mình sinh ở Việt Nam, đọc cái đề đã không hiểu gì rồi sao mà đậu Đại học được, huhu...

- Nói chứ đề dài quá đọc còn làm biếng đọc thì nói gì tới suy nghĩ mà làm!

- Đề hay, thực tế, nhưng muốn điểm cao thì phải thật sâu sắc mới làm được! Hóng bài của thủ khoa năm nay quá!

- Kiểu này là rớt Đại học chắc rồi đó, đọc đề xong hoang mang hết giờ luôn, làm gì nữa mà làm!

- Thật ra mình thấy đề Văn của Trung Quốc khó ở giải mã đề. Đề Văn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của Việt Nam thường rõ ràng, ngắn gọn, chỉ thẳng vấn đề, chứ ít khi mã hóa yêu cầu như đề của bên Trung.

Xôn xao đáp án đề thi trích lời thoại ”Reply 1988”: Đề thi thì ”mở” sao đáp án lại ”đóng”?

Khác với đề thi nhận được nhiều lượt "bấm like" từ Gen Z, đáp án được cho là chính thức của đề thi học sinh Giỏi tỉnh Quảng Nam đang gây ra nhiều tranh cãi. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Huyền ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN