Để rèn tính tự lập, mẹ là hiệu trưởng bắt con gái mình phải làm những việc này từ năm 4 tuổi

Sự kiện: Dạy con

Muốn con cái tự lập, cha mẹ cần phải học cách ''buông bỏ''. Đây chính là cách giáo dục mà người mẹ đang là hiệu trưởng của một trường trung học áp dụng cho con gái mình.

Một người mẹ (giấu tên) và là hiệu trưởng của một trường trung học ở Thượng Hải cho biết: "Kể từ khi con gái được 4 tuổi, tôi đã tôn trọng mọi lời nói của con". Cách dạy con độc đáo của cô khiến cho rất nhiều bà mẹ nhận ra sai lầm trong việc dạy con của mình, từ đó họ quyết định thay đổi một cách tích cực hơn.

Tôn trọng mọi sự lựa chọn của trẻ

Khi đến độ tuổi học mẫu giáo, thay vì bắt nhập học như bạn bè cùng trang lứa, cô đã nghỉ phép 3 ngày để đưa con gái đến trường để cô bé tự đánh giá xem bản thân có muốn đi học hay không.

Sau 3 ngày, con gái cô khẳng định chắc nịch: "Con muốn đi học ".

Bằng cách này, cô bé 4 tuổi đã sớm chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Duy trì cách dạy như vậy, khi đến độ tuổi trung học cơ sở, cô vẫn để con gái mình tự lựa chọn trường tư thục hoặc công lập theo ý muốn. Ngay từ năm 4 tuổi, cô đã khắc cốt ghi tâm một câu: "Mẹ tôn trọng sự lựa chọn của con".

Khi cha mẹ và con cái xảy ra tranh cãi, kết quả cuối cùng là cha mẹ sẽ nghe con hoặc con sẽ nghe cha mẹ. Một khi đứa trẻ vâng lời răm rắp mọi sự sắp đặt của cha mẹ, chúng sẽ dần không dám đưa ra suy nghĩ của bản thân.

Để trẻ chịu trách nhiệm trước những lựa chọn của bản thân

Khi đến kỳ thi chuyển cấp, cô đưa con gái mình đến nhiều trường trung học ở Thượng Hải để cô bé tự chọn ngôi trường mình muốn học. Cuối cùng, con gái cô nói: "Mẹ ơi, con muốn thi trường này vì nó rất đẹp".

Vì mục tiêu được học trong một ngôi trường đẹp, con gái cô đã cố gắng rất nhiều, điểm số cũng cải thiện một cách nhảy vọt trong những năm cuối cấp. Tuy nhiên, kết quả cô bé thiếu 2 điểm để đậu. Nhìn con gái buồn rầu và tiếc nuối, cô đã nói: "Nếu đây là lựa chọn kỹ càng của con thì không có gì để hối tiếc cả. Sau tất cả, những gì con nhận được sẽ là một kinh nghiệm sống để có thể tránh sai lầm trong lần tới".

Sau này, khi con gái cô quyết định học đại học và ra nước ngoài học cao học. Cô đều đưa ra những lời khuyên và phân tích, nhưng sau cùng, thấy con gái quá kiên quyết nên đành chấp nhận và cùng vạch ra lộ trình cho tương lai.

Duy trì hình ảnh tốt về giáo viên và trường học trong tâm trí trẻ

Đứng trên cương vị là một người mẹ, cô hiểu rằng, một đứa trẻ sẽ không thể học được gì từ giáo viên mà chúng không thích. Trường học là nơi mà trẻ em đi học hằng ngày, dù cha mẹ có vĩ đại đến đây thì vẫn không thể thay thế tất cả thầy cô được. Ngay cả khi cha mẹ có ý kiến với giáo viên, đừng để trẻ nhìn thấy điều đó và chỉ nên trao đổi riêng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi con gái cô học lớp 4, cô bé khá nghịch ngợm và luôn gặp rắc rối với điểm số. Khi nhận được phiếu điểm cuối kỳ, cô bé rất buồn khi thấy những lời chỉ trích của giáo viên. Tối hôm đó, con gái cô ăn rất ít và trước khi đi ngủ đã hỏi: "Mẹ ơi, con có bị làm sao không?"

Cô và chồng đã mất ngủ đêm đó, cô biết rằng con gái mình bắt đầu nghi ngờ khả năng của bản thân và dần mất tự tin.

Cô đã viết một bức thư cho con mình: "Con đã mài dao bao giờ chưa? Con dao mài trên đá chắc chắn sẽ rất đau, nhưng nó không kêu vì biết rằng sau đó nó sẽ trở thành một con dao sắc và bén. Con có muốn trở thành một con dao bén như vậy không. Nếu vậy, con cần phải có một quá trình 'mài giũa'.

Sau khi con đi ngủ, mẹ đã gọi điện nói chuyện với cô giáo rồi. Cô giáo bảo rằng, những lời nhận xét như vậy chính là để 'mài đá'. Nếu con sửa chữa được những thiếu xót của mình, con sẽ trở thành một thanh kiếm vô song trên thế giới".

Cô đã dùng bức thư này lưu lại hình ảnh cô giáo trong tâm trí của con gái. Dù cô giáo có nói ra những lời phũ phàng đi chăng nữa, mục đích điều đó vẫn là muốn học sinh của mình tốt đẹp hơn.

Giúp trẻ có ước mơ

Khi con gái cô còn nhỏ, cô bé muốn học đàn nhưng thay vì mua đàn, cô đã cô bé đến nhà một người bạn và nhờ dạy. Sau khi được tập đàn vài lần, con gái cô không nhịn được nữa mà nói: "Mẹ ơi, mẹ mua đàn đi"

Cô nói: "Nhưng piano đắt lắm".

Con gái cô: "Nhưng con thực sự muốn có một cây đàn piano".

Cô nói: "Con thử hỏi bạn kia đi, xem chơi piano có khó không. Ngày nào cũng phải luyện tập và hằng tuần thầy sẽ kiểm tra nữa.

Con gái cô không nói gì nữa, sau đó vài ngày lại lặp lại câu nói lần trước một cách dứt khoát: "Con rất muốn có cây đàn piano".

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau nhiều lần nhìn thấy sự tha thiết và nghiêm túc trong lời nói của con gái, cuối cùng cô đã mua một cây đàn.

Con gái cô từng nói về mẹ mình rằng: "Mẹ luôn tôn trọng sự lựa chọn của con. Bởi vì con đã lựa chọn nên sẽ có động lực hướng tới mục tiêu của mình".

Cô cho hay, cha mẹ nên giúp con cái có những ước mơ cụ thể trong tương lai. Nếu trẻ có ước mơ, cần phải hướng dẫn để chúng tin rằng, giấc mơ này có thể trở thành hiện thực.

Rèn luyện tính kỷ luật ngay từ nhỏ

Khi con gái cô học lớp 1, cô yêu cầu cô bé phải hoàn thành bài tập về nhà trước 7 giờ tối. Sau 7 giờ mới là thời gian riêng và có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn. Vào một lần khi về nhà, cô thấy con gái mình đang mải chơi và chưa làm bài tập. Vì thế, cô đã tịch thu sách vở. Con gái cô sợ hôm sau bị cô giáo phạt nên khóc lóc van xin, nhưng điều đó cũng chẳng có ích gì.

Cô nói rằng, vì đã thống nhất quy tắc là phải làm bài tập trước 7 giờ, nếu không tuân thủ nhất định phải chịu phạt.

Sáng hôm sau, cô đã gọi điện cho giáo viên và giải thích những gì xảy ra vào ngày hôm qua. Thậm chí, cô còn yêu cầu cô giáo phê bình con gái mình. Kể từ đó, tình trạng như vậy không bao giờ xảy ra nữa.

Phương pháp dạy con của người Ấn Độ khiến nhiều người thức tỉnh thay đổi cách giáo dục con cái

Mỗi quốc gia có những cách dạy con riêng, đối với người Ấn, họ chú trọng nhất vào việc dám đứng lên chống lại điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN