Dạy trẻ dám bước ra khỏi vùng 'an toàn'

Sự kiện: Giáo dục

Hôm qua, nhân kỉ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, trong bài diễn văn, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội nhắn nhủ tới sinh viên rằng, hãy dạy cho trẻ dám bước ra khỏi vùng an toàn. Đừng sợ, khi đã có niềm tin chân chính thì hành động sẽ chân chính.

Mở đầu bài diễn văn, GS Nguyễn Văn Minh khẳng định mỗi nhà giáo có quyền tự hào về nghề. Ông kể về những ngày đầu lên Tây Nguyên dạy học, tuy gặp vô vàn khó khăn nhưng không cắt nghĩa rành mạch được một tình yêu thương với học trò hay đó là tình yêu với nghề nghiệp lớn dần trong tim.

Chia sẻ với sinh viên, GS Minh cho rằng, những giá trị chân chính, chuẩn mực tốt đẹp, đâu đó đang bị xô lệch bởi những lai căng, lệch lạc. Trang bị “bộ lọc” để gạn đục, khơi trong cho mỗi con người giúp hấp thu những gì tốt đẹp, loại bỏ những gì cặn bã như một trọng trách của nhà trường, bổn phận thiêng liêng của thầy cô và cả những sinh viên cùng với gia đình.

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong lễ khai giảng năm học 2023-2024. Ảnh: Duy Phạm

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong lễ khai giảng năm học 2023-2024. Ảnh: Duy Phạm

Một trong những giá trị quan trọng mà cũng là trọng trách tối thượng của nhà trường, người thầy phải đảm nhận là giáo dục cho trẻ hình thành về giá trị gia đình, chuẩn mực xã hội và ứng xử trong thế giới hội nhập, khát khao làm chủ tri thức và hành động chân chính. Giáo dục để mỗi đứa trẻ yêu cha, yêu mẹ, yêu thương anh em, bà con lối xóm và rộng hơn là đồng loại; đó là gốc rễ của tình yêu quê hương, đất nước.

“Khi bồi đắp được các giá trị đó, hãy dạy cho trẻ dám bước ra khỏi vùng an toàn. Đừng sợ, khi đã có niềm tin chân chính thì hành động sẽ chân chính”, GS Minh chia sẻ.

Theo GS Minh, cái mới có thể bắt đầu từ những gì đã biết, nhưng cái mới có thể khác với những gì ta đã biết, thậm chí có những điều chưa biết. Cần chấp nhận, nuôi dưỡng và dạy cho trẻ dám nghĩ khác thường. Nếu không có một thế hệ công dân dám nghĩ, dám làm như thế thì sẽ mãi mãi đi sau. Sáng tạo phải có nền tảng, nhưng có lúc phải táo bạo.

GS Minh cho rằng nhà trường, nhà giáo cần giáo dục để trẻ biết rằng muốn ra với “đại dương” bao la gió to, sóng lớn thì phải có những “con tàu” sừng sững ra khơi. “Nhà giáo không phải là những người độc tôn về quyền năng tri thức, cũng không phải là người đi ban phát các giá trị mà là những người đồng hành, khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người học để trong họ trỗi lên khát khao và can đảm chinh phục cái mới”, GS Minh chia sẻ.

Cũng nhân dịp này, Bộ GD&ĐT trao tặng bằng khen cho 39 giảng viên tiêu biểu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguồn: [Link nguồn]

Hóa ra đây là cách dạy con thành triệu phú của tác giả cuốn sách nổi tiếng 'Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương'

Không cần phải phức tạp hay “đao to búa lớn”, bà mẹ Do Thái vẫn rèn luyện con cái thành người tài hơn cả những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGHIÊM HUÊ ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN