Dạy học trực tuyến, truyền hình: Nơi làm được, nơi khó triển khai
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên học sinh nghỉ học dài ngày. Mới đây, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tăng cường dạy học trực tuyến, truyền hình. Nhưng hiện xảy ra tình trạng nơi có cơ sở vật chất tốt làm được, nơi thừa nhận khó có thể triển khai.
Học sinh học trực tuyến phải có thiết bị kết nối internet.
Một số trường Tiểu học tại Hà Nội như trường FPT, Marie Curie, Vietschool, Newton… đã triển khai hình thức học trực tuyến ngay từ khi học sinh bắt đầu nghỉ học phòng chống dịch bệnh.
Đại diện Hệ thống giáo dục Ban Mai, quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, ngay từ đầu, học sinh đã được học trực tuyến nhưng chỉ ôn tập kiến thức cũ. Khi Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản yêu cầu tăng cường dạy học trực tuyến nhà trường mới tập huấn giáo viên chuẩn bị cho phương thức dạy học này bài bản. Vì thế, trường sẽ tập trung thúc đẩy chất lượng, đánh giá kết quả dạy học kiến thức mới, thông báo cho phụ huynh để học sinh tham gia… sau đó mới tính đến chuyện đánh giá chất lượng và thu phí.
Bà Vũ Thị Diệu Lý, Hiệu trưởng Trường tiểu học & THCS Olympia (Hà Nội) cho biết, nhà trường dạy học online gần 2 tháng nay. Học sinh tham gia khá đầy đủ các giờ học, giáo viên ra bài tập, thu bài và đánh giá kiến thức học sinh thu được khá chặt chẽ.
Hay như, Trường Tiểu học Vietschool (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng áp dụng hình thức học trực tuyến khá hiệu quả khi khi có gần 90% học sinh tham gia. Trường này còn tổ chức các kỳ thi thử trực tuyến để đánh giá năng lực học sinh, tiến đến đổi mới hình thức tuyển sinh năm học 2020-2021.
Cô Bảo Phương - giáo viên chủ nhiệm lớp 1V6M, trường này cho biết, cách thức tổ chức lớp học là chia 3 ca từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi ca học kéo dài 40 phút. Học sinh được học hết tất cả các môn gồm: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, STEAM, Văn hóa Việt, Vietskill…Trong đó những môn chính giáo viên sẽ dạy và chấm, chữa bài để học sinh hiểu bài đúng, sai ở đâu. Môn Âm nhạc, giáo viên thiết kế các bài giảng nhiều hiệu ứng, lồng ghép các trò chơi để tạo cảm hứng học tập nên học sinh đều học rất tập trung và thích thú.
Chị Nguyễn Thanh Cảnh (Thanh Xuân, Hà Nội) đang có con học tập theo hình thức trực tuyến được 1 tháng nay với các thầy cô tại trường này chia sẻ, ban đầu con chưa tập trung nhưng chỉ vài buổi con chăm chú nghe cô giảng, ghi chép và ý thức làm bài tập để nộp cô chấm điểm.
Từ tuần này, học sinh nhiều trường công lập ở Hà Nội cũng được thông báo sẽ học trực tuyến. Theo đó, thông qua phần mềm lớp học Zoom, giữa giáo viên và học sinh có sự tương tác. Cô giảng trò nghe, khi cần học sinh trả lời sẽ gọi tên và các em bật mic để nói. Học sinh được nhắc nhở mua tai nghe, ôn bài trước khi tham gia lớp học.
Nơi khó khăn thực hiện
Trong khi đó, một số giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng, việc dạy học trên truyền hình, trực tuyến gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc.
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ ông Trịnh Thế Truyền nói, việc dạy học trên truyền hình, internet như hiện nay còn nhiều vướng mắc. Ví dụ, ở địa phương đã lựa chọn giáo viên cốt cán tuy nhiên họ chưa qua tập huấn nên có khi phải tập dượt rất nhiều mới làm được, chưa kể khó khăn về kinh phí hỗ trợ sản xuất… Ông Truyền cho rằng, dạy học phương pháp này hiện nay mỗi địa phương đang thực hiện một kiểu, cần có sự thống nhất.
Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định ông Cao Xuân Hùng thẳng thắn khi cho rằng, địa phương không thể triển khai dạy các bài học mới trên truyền hình hay trực tuyến vì đài truyền hình địa phương không thể dành nhiều kênh cho lịch học cũng như không phải học sinh nào cũng có điều kiện học tập. Theo khảo sát, chỉ có khoảng 50% học sinh ở Nam Định có đủ điều kiện tham gia học tập theo phương thức này. Do đó, Nam Định mới chỉ ôn tập kiến thức cũ cho học sinh duy trì nề nếp, không quên kiến thức.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk cho rằng, dạy trực tuyến hay truyền hình phục thuộc vào trang thiết bị của từng gia đình, trong khi địa phương đa số học sinh ở vùng sâu vùng xa hạ tầng kỹ thuật hạn chế, trình độ dân trí thấp nên không thể thực hiện được.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT), phần đông giáo viên chưa được bồi dưỡng để tham...
Nguồn: [Link nguồn]