Dạy con thành tài nhờ nương theo tính cách con
Sự hình thành cá tính của trẻ là một điều tất yếu mà cha mẹ khó có thể điều khiển theo mong muốn của mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động dạy bảo trẻ, uốn nắn trẻ để trẻ phát huy những cá tính tích cực, hạn chế dần những cá tính tiêu cực để trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời.
Trước tiên cần "phân loại trẻ"
Mặc dù đứa trẻ nào cũng đều chui ra từ bụng mẹ nhưng mỗi đứa lại có một tính cách khác nhau. Đứa thì ít nói, đứa thì y như trẻ con hay nhõng nhẽo, đứa thì nghiêm trang, chín chắn như người lớn… Đứa thì đi đâu cũng lẽo đẽo theo mình, đứa thì nghịch ngợm, đi đâu cũng tự mình đi… Chắc cũng có lúc bạn cảm thấy khó hiểu và thích ứng với bọn trẻ.
Nếu bạn có những vấn đề như đã đề cập thì đừng lo lắng. Mỗi đứa trẻ là một bài toán đố mà chúng ta phải đi tìm câu trả lời. Với phương pháp "hiểu cách phân loại trẻ" cha mẹ cần thấu hiểu con mình với những tính cách, sở thích, sở trường, sở đoản khác nhau sẽ tìm được phương pháp phù hợp trong quá trình nuôi dạy con cái và áp dụng nó như một "chiến thuật" hợp lí.
Ảnh minh họa.
Hạn chế những lời mỉa mai, mắng chửi hay đánh đập
Do những đặc điểm tính cách của trẻ rất khác nhau nên đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ cũng khác nhau. Với sự hiểu biết các đặc tính khác nhau của trẻ, cha mẹ có thể sẽ tìm ra những cách thức động viên và khuyến khích con cái tốt hơn. Ví dụ, những bé quá hiếu động sẽ có thể kém tập trung vì thế đừng tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những trò chơi, các chương trình tivi, youtube dễ kích động khiến trẻ hiếu động hơn nữa. Mà bạn nên tìm các hoạt động khiến trẻ tập trung hơn như: Sách, vẽ, nhạc, ghép hình, các chương trình khám phá…. Ngược lại những đứa trẻ kém thích nghi, nhút nhát thì cha mẹ cho giao lưu với xung quanh, tiếp xúc với bạn bè, cộng đồng nhiều hơn. Bạn có thể cho bé học hát, múa, MC, kể chuyện,…tùy theo mong muốn của trẻ.
Tiếp theo, muốn giáo dục trẻ nghe lời bạn phải cho trẻ hiểu bạn yêu con vô điều kiện dù con có mắc lỗi hay không. Bởi vì nguyên tắc giáo dục những đứa trẻ nhỏ đó là, trẻ sẽ học được khi cảm thấy thoải mái, an toàn, cảm giác được yêu thương. Nếu muốn trẻ hiểu hậu quả xấu của hành động của mình thì cha mẹ nên thể hiện bằng thái độ (buồn phiền, thất vọng…) và hạn chế những lời mỉa mai, mắng chửi hay đánh đập.
Gần gũi với con
Gần gũi với con cũng là một cách dạy con đúng cách. Không cha mẹ nào không yêu thương con cái của mình, nhưng không phải ai cũng có thể trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng và nằm bò ra sàn chơi đùa hoặc trò chuyện với con về những điều diễn ra trong ngày của trẻ. Tuy nhiên, lúc này bạn cần thay đổi thói quen ấy.
Bạn hãy nói chuyện với con nhiều hơn, bất cứ khi nào con cần nói chuyện hoặc đang ở cùng phòng với bạn. Nhưng nếu con không muốn trả lời hoặc nói về vấn đề đó, bạn hãy thử nói về mối quan tâm của mình và gợi ý để con cởi mở, điều này chứng tỏ bạn luôn sẵn lòng với bất cứ chia sẻ nào của con và con cái sẽ cảm nhận thấy mình có vị trí quan trọng với bố mẹ.
Hơn nữa, bạn không nên luôn hà khắc với con, khiến trẻ luôn có tâm lý sợ hãi, không thoải mái và dễ cáu gắt. Cha mẹ hãy như những người bạn lớn của con, định hướng những điều đúng đắn, cho con được nói, được suy nghĩ để trẻ có cảm giác được là mình khi thích nghi với một điều mới.
Không quá cứng nhắc
Những lúc cảm xúc của bé đang ở mức cao trào thì bạn không thể cứ khăng khăng cứng nhắc thuyết giảng về kỷ luật. Bởi khi ấy chả ai muốn lắng nghe ai cả. Đặc biệt với đứa trẻ cá tính mạnh, bé sẽ chẳng quan tâm những điều bạn nói khi đang khóc thét. Vậy khi ấy chúng ta cần làm gì?
Đơn giản là hãy chờ đợi. Chờ đợi "chiến tranh" nguội bớt dần. Cả bạn và bé đều cần thời gian ngắn để lấy lại bình tĩnh. Khi ấy, bạn hãy giải thích rõ cho bé hiểu bé làm sai chuyện gì, xử lý nghiêm khắc để bé hiểu bé cần có kỷ luật hơn.
Nguồn: [Link nguồn]
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy khá căng thẳng và mệt mỏi khi phải đối phó với cô cậu nhỏ lắm chiêu. Và bạn dễ dàng mất...