Đầu năm học mới, “dịch chồng dịch” tấn công trẻ em

Dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu có thể tấn công hơn 20 triệu học sinh tại 40.000 trường học trong cả nước.

Mới bước vào đầu năm học mới nhưng hàng loạt dịch bệnh đã bùng phát, tấn công trẻ em trong cả nước.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo, mùa tựu trường, thời tiết giao mùa rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển.

Cụ thể, tại thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, tính đến hết tuần đầu tháng 9 có trên 4.500 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, trung bình khoảng 100 đến 150 ca nhập viện/tuần.

Tại Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, đã ghi nhận hơn 1.300 ca mắc tay chân miệng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Còn tại miền Bắc, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cảnh báo, trong thời gian tới nếu không có các biện pháp phòng chống, dịch sẽ phát triển trên diện rộng.

Đầu năm học mới, “dịch chồng dịch” tấn công trẻ em - 1

Nhiều dịch bệnh dễ lây lan tấn công trẻ em (Ảnh minh họa)

Ông Phu thông tin, tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng thường ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Như vậy, hiện nay đang là thời gian bắt đầu năm học mới, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng nếu các trường họ.

“Nếu các các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ bị dịch tấn công”, ông Phu cho hay.

Ngoài dịch tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết cũng bùng phát trong cả nước. Dịch dễ tấn công người lớn và trẻ em trong khi đó trẻ là đối tượng trẻ em dễ bị biến chứng nhất.

Đến thời điểm này, cả nước ghi nhận 28.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó 18 người tử vong. Hầu hết các ca tử vong là trẻ em, không đến cơ sở y tế kịp thời và cũng có những trường hợp do bệnh nặng lên.

Bên cạnh đó, hàng nghìn trẻ em trong cả nước cũng đang phải đối mặt với bệnh thủy đậu. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 16.380 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đặc biệt, tại TP.HCM, từ đầu năm 2015 đến nay liên tục xuất hiện các ổ dịch bệnh truyền nhiễm tại các trường học. Có đến 7 trường học xuất hiện các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, tập trung chủ yếu 3 loại dịch bệnh: thủy đậu, tay chân miệng và quai bị. Điều đáng nói, sự xuất hiện các ổ dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cứ hết ổ dịch này lại xuất hiện tiếp ổ dịch bệnh khác.

Ông Trần Đắc Phu cảnh báo, dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết đều là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Nếu như không kịp thời phát hiện, cách ly các trường hợp mắc bệnh, virus sẽ rất dễ phát tán và lây sang người khác qua dịch miệng, mắt, mũi...

Để phòng tránh dịch bệnh trong trường học, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, người dân vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống; Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh; Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác; Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN