Dấu hiệu con chậm phát triển sẽ ảnh hưởng lâu dài, cha mẹ chớ bỏ qua

Sự kiện: Dạy con

Ai cũng mong con cái phát triển hoàn thiện đúng lứa tuổi nhưng có những khi vì nhiều nguyên nhân mà trẻ chậm phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa.

Các yếu tố cần quan sát để xác định trẻ có bị chậm phát triển hay không

- Giao tiếp bằng mắt: Ngay từ lúc 6-7 tháng, một đứa trẻ có thể giao tiếp bằng mắt với cha mẹ.

- Phản ứng lại âm thanh: Nếu trẻ không có phản ứng lại khi nghe âm thanh thì có thể trẻ đang bị chậm phát triển.

- Cha mẹ xem con có phản ứng khi có người gọi tên của đứa trẻ hay không. 

- Khả năng vui chơi của con: Cha mẹ quan sát cách con chơi đồ chơi, con có thể chơi một mình và chơi với những đứa trẻ khác không, vì đây là nền tảng cho các kỹ năng xã hội.

- Sự tương tác: Cha mẹ quan sát cách con tương tác với những người xung quanh.

- Hành vi: Cha mẹ cần cảnh giác với những cơn giận dữ không kiểm soát được của bé. 

- Chậm nói: Cha mẹ đừng tưởng đây là điều không đáng lo ngại, nó có thể là dấu hiệu cho thấy con chậm phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa.

Học viện Nhi khoa Mỹ cho rằng, có những dấu hiệu sau có thể cho thấy con bạn bị chậm phát triển: Các kỹ năng vận động như bò, đi, ăn, đi xe đạp chậm. Trẻ chậm nói hay khó hiểu ngôn ngữ, kỹ năng xã hội kém. Trẻ khó ngủ (bao gồm cả đái dầm), khó khăn khi ăn, gặp các vấn đề ở trường như (chú ý, đọc, viết hay làm toán), rối loạn tăng động thiếu chú ý hoặc rối loạn tập trung, rối loạn lo âu, bại não, rối loạn học tập (có vấn đề rối loạn trong việc lĩnh hội và vận dụng những năng lực đọc, viết và làm toán), thiểu năng trí tuệ, bệnh mạn tính do sinh non, tự kỷ, tật nứt đốt sống (dị tật ở ống thần kinh), hội chứng Tourette (người bị sẽ có những âm thanh, hành động không muốn nhưng không kiềm chế được), trầm cảm...

Dấu hiệu con chậm phát triển sẽ ảnh hưởng lâu dài, cha mẹ chớ bỏ qua - 1

Các dạng chậm phát triển

Chậm nhận thức

Điều này có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ, cản trở nhận thức, gây ra những khó khăn khi học thường rõ ràng nhất là sau khi trẻ bắt đầu đi học. Trẻ chậm phát triển nhận thức cũng có thể gặp khó khăn khi giao tiếp, chơi với người khác.

Kiểu chậm nhận thức có thể do trẻ bị ảnh hưởng não do viêm màng não, viêm não, em bé bị rung lắc khi còn nhỏ, co giật, rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down. 

Chậm các kỹ năng vận động

Việc chậm các kỹ năng này cản trở khả năng phối hợp các nhóm cơ lớn của trẻ như ở tay, chân và các cơ nhỏ hơn. Trẻ sơ sinh bị chậm vận động thô có thể gặp khó khi bò, khi lớn hơn trẻ có thể khó khăn khi đi lên xuống cầu thang, khó giữ các vât nhỏ, đồ chơi hay làm các công việc như đánh răng, buộc giày.  Một số trẻ chậm vận động có thể do bại não, loạn dưỡng cơ...

Trẻ chậm về tình cảm, hành vi

Trẻ chậm phát triển kỹ năng xã hội, cảm xúc hoặc hành vi có thể do tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý. Sự chậm trễ này ảnh hưởng đến việc học, giao tiếp, tương tác của trẻ với các bé khác. 

Trẻ chậm phát triển thường khó khăn trong các kỹ năng xã hội, giao tiếp với người khác hay trò chuyện, khó khăn khi đối mặt với sự thất vọng hay sự thay đổi.

Chậm nói

Đây có thể là do rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận trong đó một đứa trẻ khó khăn hiểu các từ và khái niệm. Trẻ mắc chứng chậm nói có thể gặp khó trong xác định màu sắc, bộ phận cơ thể hoặc hình dạng. Một số trẻ gặp rối loạn ngôn ngữ biểu cảm, khi đó trẻ bị giảm vốn tư vựng và không biết các câu phức tạp ở tuổi của mình. Trẻ có thể chậm nói bập bẹ và hình thành câu. 

Hoặc nguyên nhân chậm nói là do có vấn đề cử động ở miệng như yếu cơ miệng, khó cử động cơ lưỡi, quai hàm... Ngoài ra, trẻ có thể chậm nói do bị tổn thương não, mất thính giác, di truyền. 

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Cha mẹ là người hiểu rõ con nhất. Cho nên, phụ huynh có thể phát hiện các vấn đề về chậm phát triển sớm. Nếu bạn có thắc mắc hay sự quan tâm đến vấn đề này cần xin tư vấn của bác sĩ.

3 cách đơn giản để dạy con biết đồng cảm với người khác

Chúng ta cần biết rằng khi trẻ học được sự đồng cảm sớm trong quá trình phát triển, sẽ dẫn đến các kỹ năng đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghi Dung (Theo Parenting, nyulangone) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN