Đất nước đối đầu với U23 Việt Nam tại bán kết có nền giáo dục đặc biệt thế nào?

Sự kiện: Giáo dục

Trận cầu đỉnh cao giữa đội tuyển U23 Việt Nam với các cầu thủ Qatar đang khiến mọi người sục sôi. Không chỉ đầu tư vào bóng đá, sử dụng lợi thế từ nguồn tài nguyên dầu mỏ của mình, Qatar đang xây dựng một hệ thống giáo dục cực tiên tiến và hiệu quả.

Không phụ thuộc vào dầu mỏ mà đầu tư cho giáo dục để phát triển bền vững

Khi nói tới các quốc gia ở Trung Đông người ta hay liên tưởng đến sự giàu có xa hoa với biệt thự, bể bơi, siêu xe…của những ông hoàng đang là chủ sở hữu của những mỏ dầu lớn nhất thế giới. Và khi các quốc gia này tham gia vào các chương trình giáo dục toàn cầu, họ rất dễ bị hoài nghi bởi nhiều lý do từ những dự án được mạ vàng nhằm lôi kéo sự ủng hộ tài chính từ họ.

Tuy nhiên, quốc gia vùng Vịnh, Qatar đã cung cấp cho dư luận một cái nhìn đa chiều khi đánh giá về nền tảng giáo dục của quốc gia này, bởi những năm gần đây chính phủ nước này đã nhấn mạnh tầm quan trọng bậc nhất trong lĩnh vực cải tiến giáo dục, hỗ trợ một loạt các dự án từ việc học cơ bản ở cơ sở thông qua các nghiên cứu cấp cao.

Đất nước đối đầu với U23 Việt Nam tại bán kết có nền giáo dục đặc biệt thế nào? - 1

Chính vì vậy, hiện Qatar đang sử dụng những lợi thế tài chính từ tài nguyên dầu khí vào xây dựng một thế hệ biết trau dồi các kiến thức bậc đại học, cải cách hệ thống trường học, cải tiến đào tạo nghề và thiết lập một diễn đàn quốc tế để tìm ra những hình thức đổi mới có hiệu quả nhất.

Tiến sĩ Abdulla, một trong những người ủng hộ mạnh vào đầu tư giáo dục tại Qatar cho biết: "Lợi thế từ dầu khí sẽ không kéo dài mãi mãi - vì vậy tập trung vào một thứ gì đó bền vững là quan trọng hơn. Một hệ thống giáo dục chất lượng cao không thể tạo ra trong một đêm - vì vậy chúng tôi đã quyết định hợp tác ở nước ngoài và đổ tâm huyết vào từ hôm nay”. 8 trường đại học quốc tế, chủ yếu từ Hoa Kỳ, đã bắt đầu thiết lập các cơ sở nền móng giáo dục tại một số thành phố của Qatar.

Đất nước đối đầu với U23 Việt Nam tại bán kết có nền giáo dục đặc biệt thế nào? - 2

Giáo dục là cầu nối phát triển ra quốc tế

Tiến sĩ Abdulla cũng cho biết thêm: sự tiếp xúc rộng rãi với cộng đồng Quốc tế là một phần thực sự quan trọng trong việc cải cách giáo dục - và ông tự hào rằng các trường đại học quốc tế ở Qatar có lượng sinh viên mang tới 85 quốc tịch khác nhau theo học tại nơi này. Ông nói: "Chúng ta cần trao đổi giữa các nền văn hoá và sinh viên sẽ được cọ sát cũng như mở rộng thêm tầm hiểu biết. Chúng tôi tin rằng giáo dục phù hợp với ý tưởng này sẽ tạo thành một cây cầu nối liền tri thức và không phân biệt khoảng cách địa lý. Mặc dù có thể sẽ có sự khác biệt về văn hoá, và cách duy nhất để vượt qua những vấn đề này chính là đối thoại cởi mở."

Hiện Qatar có GDP bình quân đầu người nằm trong tốp cao nhất thế giới, vì vậy Ngân hàng Thế giới cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có một hệ thống giáo dục tiên tiến tại quốc gia này cũng như trong thế giới Ả Rập, tạo cho những người trẻ tuổi kỹ năng cần thiết cho thị trường lao động hiện đại.

Đất nước đối đầu với U23 Việt Nam tại bán kết có nền giáo dục đặc biệt thế nào? - 3

Phương pháp giáo dục thông qua các bảo tàng

Ngoài đầu tư vào việc nâng cấp, cải tiến và xây dựng trưởng sở, Qatar còn xây dựng các bảo tàng giáo dục. Bảo tàng này giúp các nhà giáo dục mở rộng ra ngoài các bức tường trường học để cung cấp nhiều cơ hội học tập đa dạng hơn.

"Các viện bảo tàng giáo dục đều được xây dựng ở vị trí vàng trong các thành phố để tạo điều kiện cho mọi người nhiều cách học hiệu quả, hấp dẫn bên cạnh việc học chính quy trong lớp. “Cũng giống như nhiều viện bảo tàng trên khắp thế giới hiện đang dạy viết văn, viết sáng tạo và phê bình, các viện bảo tàng ở Qatar cũng hướng học sinh, sinh viên tới các mục đích trau dồi các kỹ năng cần thiết có thể hữu ích trong mọi môn học”, Pamela Erskine-Loftus, giám đốc  Đại học Northwestern ở Qatar chia sẻ. Tại bảo tàng giáo dục, học sinh có thể tìm hiểu về công nghệ, về lịch sử, về địa lý, thậm chí cả thể thao như trượt patin …và có nhiều trải nghiệm cần thiết cho các em thực hành luôn.

Giáo viên có đáp ứng chương trình phổ thông mới?

Nỗi lo lớn nhất khi triển khai chương trình phổ thông mới là chất lượng giáo viên, việc thiếu, thừa giáo viên ở nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Châu (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN