Đào tạo thạc sĩ "chui" và chiêu trò lách luật

Ghi nhận của NTNN tại nhiều tỉnh, thành như: TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ... tình trạng liên kết đào tạo trình độ sau đại học (ĐH) ngày càng phổ biến và có nhiều chiêu trò để lách luật.

Lách luật

Theo quy chế về đào tạo trình độ sau ĐH được ban hành mới đây, Bộ GD-ĐT đã khẳng định: “Việc đào tạo thạc sĩ phải được thực hiện ở cơ sở đào tạo, không được phép đào tạo ngoài nhà trường”. Tuy nhiên, quy chế cũng để mở cho phép được đào tạo đối với các trường hợp cần thiết; ví dụ, tại các vùng khó khăn đang thiếu nguồn nhân lực như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ (khu vực 3T). Đây chính là “kẽ hở” để đơn vị liên kết “biện minh” cho hành vi sai phạm của mình, thậm chí còn là cơ sở để các đối tác liên kết “lừa” nhau.

Chẳng hạn, chương trình liên kết đào tạo bậc thạc sĩ với ĐH Sư phạm (ĐH Huế) của Trường ĐH Đồng Nai đã tổ chức tuyển sinh từ nhiều năm nay, từ khi còn là Trường CĐ Sư phạm Đồng Nai. Riêng năm 2013, trường thông báo tổ chức tuyển sinh 8 chuyên ngành, với tổng cộng gần 190 chỉ tiêu. Đáng nói, Bộ GDĐT chỉ cho phép Đề án “Hỗ trợ các địa phương khó khăn đào tạo sau ĐH khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ” của ĐH Sư phạm Huế đào tạo mỗi năm 90 chỉ tiêu (30 chỉ tiêu/khu vực).

Đào tạo thạc sĩ "chui" và chiêu trò lách luật - 1

Trường ĐH Tiền Giang có nhiều chương trình hợp tác đào tạo liên kết với tinh thần…
công văn là chính

Nghị định 40/2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục sửa đổi, bổ sung nhiều hình thức xử phạt cơ sở liên kết đào tạo sai quy định:?Buộc đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động giảng dạy; buộc hoàn trả người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức hoàn trả do hành vi vi phạm gây ra; buộc thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp trái phép; dừng thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo. Ngoài ra, các cơ sở liên kết đào tạo còn bị phạt tiền 40 - 60 triệu đồng.

Tương tự, ĐH Tiền Giang cũng ký nhiều chương trình hợp tác với ĐH Huế với tinh thần… công văn là chính. Mới đây, trường này tổ chức thi tuyển sinh cao học đợt 1 năm 2013 dựa theo Công văn số 182/ĐHH-SĐH do ông Lê Mạnh Thạnh - Phó Giám đốc ĐH Huế ký ngày 6.3.2013, với 3 chương trình đào tạo liên kết với 3 trường thuộc ĐH Huế. Kết quả có 190 thí sinh trúng tuyển.

Thực tế, trường này chỉ được Trường ĐH Sư phạm Huế đồng ý mở cơ sở liên kết đào tạo theo Đề án “Hỗ trợ các địa phương khó khăn đào tạo sau ĐH khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ” với chỉ tiêu hàng năm là 30, tính vào tổng chỉ tiêu của ĐH Huế. Riêng việc ký kết thêm với các Trường ĐH Khoa học Huế, ĐH Kinh tế Huế chỉ là… ăn theo.

Đấu tố nhau để giành nguồn tuyển?

Ngoài việc lợi dụng chính sách “3T” để thuận lợi cho công tác tuyển sinh sau ĐH, nhiều trường còn sử dụng các chiêu bài như: Bổ trợ thêm kiến thức cho giảng viên; giúp đỡ các trường ĐH vùng phát triển đội ngũ… để tự ý tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, các trường không nhận lỗi mà lại “tố” nhau đào tạo chui.

Ông Cao Hùng Phi - Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long cho biết: “Khi đối tác là ĐH Bách khoa Hà Nội liên hệ với trường để mở chương trình thì có nói đây là chương trình đào tạo theo Đề án “3T” và đã được Bộ GDĐT cấp phép. Nói thật, nếu biết là chương trình này không đúng quy định thì trường tôi cũng chẳng làm”.

Cũng theo ông Phi: “Nói chương trình này là liên kết thì cũng không đúng vì chúng tôi chẳng tham gia vào bất cứ khâu tổ chức hay đào tạo nào. Đơn giản chúng tôi chỉ cho mượn địa điểm để đào tạo”. Lãnh đạo một trường ở Vĩnh Long cũng tố ĐH Xây dựng Miền Tây đã liên kết với ĐH Kiến trúc Hà Nội từ năm 2012 và đến nay đã tuyển sinh được 3 khóa. Đáng nói là Trường ĐH Xây dựng Miền Tây còn thông báo rộng rãi đến thí sinh: “Đây là chương trình được Bộ GD-ĐT cấp phép…”.

Tương tự, CĐ nghề Cần Thơ cũng đang tuyển sinh bậc cao học liên kết với ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Đại diện nhà trường cho biết: “Đây là chương trình liên kết giữa trường với ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đơn vị này sẽ tiến hành đào tạo và cấp bằng”. Tuy nhiên, lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM lại phủ nhận: “Chúng tôi không hề liên kết với đơn vị này. Chúng tôi chỉ hỗ trợ bổ sung kiến thức cho những học viên của trường này mà thôi…”.

Theo Quốc Hải (Dân Việt)

HƯỚNG DẪN TRA CỨU TỶ LỆ CHỌI TRÊN DIEMTHI.24H.COM.VN

BƯỚC 1: Bấm nút “Tỉ lệ chọi 2013” trên thanh Menu

BƯỚC 2: Tra cứu bằng cách điền tên trường/mã trường, hoặc tìm kiếm theo bộ lọc trong box. Hệ thống sẽ tự động tìm những trường bạn cần theo loại trường, tỉnh thành, khối thi rất nhanh chóng.

Đào tạo thạc sĩ "chui" và chiêu trò lách luật - 2

Tra cứu đề thi đáp án, tra cứu điểm thi, điểm chuẩn nhanh nhất tại diemthi.24h.com.vn
Để nhận thông tin Tỉ lệ chọi 2013 nhanh nhất – chính xác nhất, hãy soạn tin: CHOI MãTrường gửi 8502
VD: tỉ lệ chọi trường ĐH Bách Khoa soạn tin:
CHOI BKA gửi 8502

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Điểm thi đại học năm 2018 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN