Đánh vần công nghệ hay "phi công nghệ" có tạo nên thiên tài hay kẻ trộm?

Ghép vần công nghệ hay phi công nghệ không biến người kém thành người tài và không thể làm cho người giỏi giang vì thế mà bị thui chột. Nó cũng không thể tạo nên giáo sư toán học hay người sửa xe thành công.

Những dư luận về cách đánh vần của sách giáo dục công nghệ đã chuyển hướng thành cuộc chiến khi những phát ngôn của những người trong và ngoài cuộc đang dẫn đến hoài nghi với những hành vi "xỏ lá", có "lợi ích nhóm", nhắc đến hơi hướng một "cuộc chiến thương mại" bán, kinh doanh sách giáo khoa, không phải chỉ đơn thuần là cách dạy ghép vần, dạy chữ.

Đánh vần công nghệ hay "phi công nghệ" có tạo nên thiên tài hay kẻ trộm? - 1

Bố mẹ có con vào lớp 1 háo hức chứng kiến lễ khai trường đầu tiên ở cấp tiểu học của con. Ảnh: PNVN

Phụ huynh học sinh qua đó, vô tình bị chia thành 2 phe, ủng hộ cách dạy đánh vần phổ thông lâu nay vẫn áp dụng, phe còn lại ủng hộ giáo dục công nghệ. 

Nhiều phụ huynh từng có con học giáo dục công nghệ đã lên tiếng thể hiện ủng hộ một số trường thực nghiệm, với phương pháp dạy và học để con trẻ "mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui".

Đương nhiên, mỗi ngày đến trường con không chỉ học mỗi ghép vần. Cách ghép vần chỉ là một phần rất nhỏ, vô cùng nhỏ trong hệ thống chương trình và phương pháp giáo dục công nghệ tại các trường thực nghiệm.

Cách dạy và học ghép vần của giáo dục công nghệ hay bất cứ cách đánh vần nào khác, không tạo nên nhân cách hoặc thành công của một con người.

Đương nhiên, nó không biến người kém thành người tài và không thể làm cho người giỏi giang vì thế mà bị thui chột.

Đơn giản, cách ghép vần, đánh vần chỉ giúp cho con biết đọc chữ, biết viết. 

Nhưng nhiều người đang chỉ nhằm vào cách dạy đánh vần để đánh giá, nhận xét rồi ném đá một phương pháp giáo dục!

Người ta "sốt" với chia sẻ của GS Hồ Ngọc Đại về việc người học trò ông tự hào nhất không phải là GS Ngô Bảo Châu mà là một cậu học sinh từng đi du học và lựa chọn làm nghề sửa xe.

Nhưng thực tế, cách ghép vần không thể tạo nên giáo sư toán học hay người sửa xe thành công.

Chính nhân cách thầy cô, phương pháp giảng dạy của ngôi trường, cùng với giáo dục của gia đình, xã hội, với sự tiếp thu, tư duy, nhận thức của người học, mới tạo nên những con người hoàn chỉnh với những thành bại của họ ngoài đời thực.

Vì vậy, nếu còn sức, hãy dùng vào những việc cần thiết hơn, khi mà người trong cuộc đã không thể vui vẻ khi phải nói rằng ông "không chấp những kẻ xỏ lá", cuộc chiến nhằm vào chương trình công nghệ giáo dục phía sau nó là "lợi ích nhóm", "cuộc chiến thương mại" bán sách.

Nếu anh chị không phải xỏ lá, không có lợi ích nhóm, thì Dừng lại thôi!

Những dư luận về cách đánh vần của sách giáo dục công nghệ đã chuyển hướng thành cuộc chiến khi những phát ngôn của những người trong và ngoài cuộc đang dẫn đến hoài nghi với những hành vi "xỏ lá", có "lợi ích nhóm", nhắc đến hơi hướng một "cuộc chiến thương mại" bán, kinh doanh sách giáo khoa, không phải chỉ đơn thuần là cách dạy ghép vần, dạy chữ.

Bố mẹ có con vào lớp 1 háo hức chứng kiến lễ khai trường đầu tiên ở cấp tiểu học của con. Ảnh: PNVN

Phụ huynh học sinh qua đó, vô tình bị chia thành 2 phe, ủng hộ cách dạy đánh vần phổ thông lâu nay vẫn áp dụng, phe còn lại ủng hộ giáo dục công nghệ. 

Nhiều phụ huynh từng có con học giáo dục công nghệ đã lên tiếng thể hiện ủng hộ một số trường thực nghiệm, với phương pháp dạy và học để con trẻ "mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui".

Đương nhiên, mỗi ngày đến trường con không chỉ học mỗi ghép vần. Cách ghép vần chỉ là một phần rất nhỏ, vô cùng nhỏ trong hệ thống chương trình và phương pháp giáo dục công nghệ tại các trường thực nghiệm.

Cách dạy và học ghép vần của giáo dục công nghệ hay bất cứ cách đánh vần nào khác, không tạo nên nhân cách hoặc thành công của một con người.

Đương nhiên, nó không biến người kém thành người tài và không thể làm cho người giỏi giang vì thế mà bị thui chột.

Đơn giản, cách ghép vần, đánh vần chỉ giúp cho con biết đọc chữ, biết viết. 

Nhưng nhiều người đang chỉ nhằm vào cách dạy đánh vần để đánh giá, nhận xét rồi ném đá một phương pháp giáo dục!

Người ta "sốt" với chia sẻ của GS Hồ Ngọc Đại về việc người học trò ông tự hào nhất không phải là GS Ngô Bảo Châu mà là một cậu học sinh từng đi du học và lựa chọn làm nghề sửa xe.

Nhưng thực tế, cách ghép vần không thể tạo nên giáo sư toán học hay người sửa xe thành công.

Chính nhân cách thầy cô, phương pháp giảng dạy của ngôi trường, cùng với giáo dục của gia đình, xã hội, với sự tiếp thu, tư duy, nhận thức của người học, mới tạo nên những con người hoàn chỉnh với những thành bại của họ ngoài đời thực.

Vì vậy, nếu còn sức, hãy dùng vào những việc cần thiết hơn, khi mà người trong cuộc đã không thể vui vẻ khi phải nói rằng ông "không chấp những kẻ xỏ lá", cuộc chiến nhằm vào chương trình công nghệ giáo dục phía sau nó là "lợi ích nhóm", "cuộc chiến thương mại" bán sách.

Nếu anh chị không phải xỏ lá, không có lợi ích nhóm, thì Dừng lại thôi!

Sách công nghệ giáo dục gây bão dư luận: Bộ GD-ĐT khẳng định không có lợi ích nhóm

Dư luận cho rằng, việc triển khai tài liệu công nghệ giáo dục có lợi ích nhóm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Ngân Khánh ([Tên nguồn])
Tranh cãi về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN