Đằng sau một nữ sinh không bao giờ để tóc dài và không dám mặc váy là cách giáo dục lệch lạc của cha mẹ

Sự kiện: Dạy con

Mặc dù ngoại hình của cô bé vô cùng dễ nhìn nhưng cô lại tự ti về bản thân, lý do bắt nguồn từ kiểu nuôi dạy độc hại của cha mẹ cô.

Một nhà tư vấn tâm lý ở Trung Quốc từng kể câu chuyện: "Một nữ sinh 15 tuổi chưa bao giờ để tóc dài và không dám mặc váy. Khi được hỏi, cô cho biết: 'Em rất sợ mặc và soi gương vì nghĩ mình xấu'. Nhưng trên thực tế, ngoại hình của cô vô cùng dễ nhìn. Sau đó, chuyên gia kia mới biết rằng: Cha mẹ sợ con yêu sớm nên từ nhỏ đã thường xuyên chê bai, nói cô xấu xí, ăn mặc không đẹp...".

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Phương pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng phần lớn đến cuộc đời và tính cách của một đứa trẻ. Theo một nghiên cứu của Đại học Iowa, Mỹ, chỉ có khoảng 20% những gì cha mẹ nói với con cái hằng ngày theo hướng tích cực và khích lệ. Trung bình một đứa trẻ có hơn 30 nhận xét tiêu cực về bản thân mỗi ngày.

Trên mạng xã hội từng xuất hiện chủ đề "Cha mẹ đã khiến chúng ta mất tự tin như thế nào?". Nhiều người chia sẻ, mọi lựa chọn của họ đều bị cha mẹ can thiệp. Dù là ăn uống hay đi mua sắm, thậm chí là chọn một mớ rau ở chợ... thì họ cũng bị cha mẹ công kích, chê là không phù hợp, chưa biết chọn.

Thực chất, rất nhiều cha mẹ đều như vậy. Họ luôn muốn thay con chọn lựa, quyết định mọi mặt trong cuộc sống. Những cha mẹ này thường phủ nhận lựa chọn của con, cho rằng con chưa đủ "tinh ranh" để đưa ra quyết định. Mọi thứ con làm, họ đều chê. Có lẽ trong mắt những bậc cha mẹ này, việc quyết định thay con để thể hiện sự bao bọc, che chở nhưng với con trẻ, nó lại như một sự tra tấn tinh thần.

Hay ngay cả khi con làm đúng điều gì, họ cũng chỉ tặc lưỡi cho qua mà không có bất kỳ lời khen, sự công nhận nào.

Trường hợp của một cô gái 33 tuổi sau đây cũng khiến mạng xã hội Trung Quốc bàn tán sôi nổi. Theo đó, cô gái này tên là Phạm Thành Kim (hay còn gọi là Tiểu Kim), mặc dù đã tốt nghiệp nhiều năm nhưng vẫn không đi làm mà ở nhà "ăn bám" vào cha mẹ. Cô nói rằng, bản thân hiện nay là do cách giáo dục sai lầm mà cha mẹ cô gây ra.

Được biết, Tiểu Kim từ nhỏ đã thích thiết kế, nhưng trong mắt cha mẹ đó không phải là một sở thích có thể kiếm được nhiều tiền sau này.

Trong mắt cha mẹ, cô là "đồ bỏ đi", chẳng làm nên tích sự gì cả. Dù cô có làm tốt việc gì cũng chưa bao giờ được công nhận, thậm chỉ khi quét nhà cũng bị cha mẹ chế giễu.

Những lời nói tiêu cực như vậy không ngừng gieo vào tai cô mỗi ngày, khắc sâu vào tâm trí và không bao giờ có thể xóa bỏ được.

Dù đã trúng tuyển đại học như Tiểu Kim nhận thấy bản thân không có khả năng giao tiếp với người khác. Sau khi tốt nghiệp, cô tìm được việc làm nhưng vì rụt rè, sợ thất bại cùng với việc không có sự ủng hộ từ gia đình, khiến cô tự ti hết lần này tới lần khác.

Chính vì thế, sau một thời gian, cô chọn cách trốn ở nhà, bất chấp sự mắng mỏ của cha mẹ mỗi ngày.

Tiểu Kim muốn cha mẹ mình nhận ra lỗi lầm khi họ giáo dục con cái như vậy, bằng cách tự nhốt mình trong nhà. Thế nhưng, mọi thứ lại trái ngược với suy nghĩ của cô, cha mẹ cô suốt ngày chửi bới và chán ghét con gái của mình hơn.

Sau khi đọc xong câu chuyện của Tiểu Kim, nhiều cư dân mạng bày tỏ thái độ thông cảm. Bởi họ cũng từng có một tuổi thơ như vậy, suốt ngày sống trong sự chê bai của cha mẹ, khiến họ trở nên tự ti và không muốn giao tiếp với người khác.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Những đứa trẻ không được cha mẹ công nhận sẽ sống trong mặc cảm cả đời

Cha mẹ có thể nhận thấy: Nhiều đứa trẻ khi còn nhỏ rất hoạt bát và vui vẻ nhưng lớn lên lại tự ti, ngại chia sẻ suy nghĩ của bản thân hay luôn lưỡng lự, không chắc chắn với câu trả lời của mình. Lý do đằng sau việc này là cha mẹ can thiệp quá mức trong quá trình trưởng thành của trẻ và bỏ qua việc lắng nghe trái tim trẻ.

Một đứa trẻ có thể trở thành người như thế nào trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào cách giáo dục của gia đình. Những tổn thương tâm lý do giáo dục không đúng cách có thể đeo bám trẻ suốt đời và ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống.

Có một chàng trai đã dũng cảm bước lên sân khấu và nói với mẹ mình: "Tại sao mẹ luôn so sánh con với các bạn khác trong lớp? Sao mẹ không bao giờ nhìn thấy sự cố gắng của con".

Nhưng người mẹ lạnh lùng đáp lại: "Mẹ chỉ muốn con tốt lên, cố gắng hơn nữa".

Cuối cùng, chàng trai phát hiện ra rằng, dù mẹ mình có sai thế nào đi chăng nữa, bà cũng sẽ cố chấp theo ý mình và sẽ không thay đổi.

Thực ra, người mẹ này cũng giống như mẹ của Tiểu Kim, dù con cái có làm gì đi chăng nữa, trong mắt họ luôn thấy con mình kém cỏi.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Nếu con cái có phản kháng lại, đó là hành động của sự bướng bỉnh, không nghe lời. Họ không hiểu được rằng, đằng sau sự bạo hành bằng lời nó có thể đẩy con mình đến bờ vực của sự tuyệt vọng.

Bác sĩ, chuyên gia tâm thần học nổi tiếng Alfred Alder từng nói: "Đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để chữa lành mọi vết thương trong đời. Đứa trẻ bất hạnh sẽ dùng cả đời để hàn gắn những tổn thương của thời thơ ấu".

Nếu tuổi thơ của một đứa trẻ hạnh phúc và tươi đẹp, thì trẻ sẽ là người ấm áp và tự tin, lúc nào cũng đối mặt với cuộc sống bằng một thái độ tích cực, vui vẻ và ngược lại! Một đứa trẻ bị cha mẹ phủ nhận, chưa nói đến việc sau này có làm tốt công việc của mình hay không, ít nhất có một điều chắc chắn rằng: Cảm giác hạnh phúc, niềm vui trong cuộc sống của trẻ sẽ rất thấp.

Đó là câu chuyện của em Phan Thị Ca học sinh lớp 9, Trường THCS Cát Tường, xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đang nhận được sự quan tâm và chia...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bách Hợp ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN