Dân học IT nói về nghề: Không dành riêng cho con trai, lương trăm triệu phải đánh đổi sức khỏe

Sự kiện: Giáo dục

Công nghệ thông tin đang là một trong những ngành học cực hot được nhiều teen yêu công nghệ “thả tim”. Đằng sau những cơ hội và tiềm năng phát triển khi gia nhập vào “vũ trụ IT” là những “góc khuất” chỉ người làm nghề lập trình mới hiểu thấu. 

Vì sao Gen Z tích cực “thả tim” ngành IT?

Trong những năm gần đây, với sự phát triển thần tốc của Internet, ngành học Công nghệ thông tin đang ngày càng được các bạn trẻ ưa chuộng. Đặc biệt, cùng với cơ hội phát triển và thăng tiến, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực này rộng mở nên nhiều teen mong muốn “đầu quân” vào “vũ trụ IT”.

Chia sẻ với Hoa Học Trò Online, bạn Tạ Khánh Linh (trường Đại học FPT, Hà Nội) cho biết ban đầu cô bạn có ý định theo đuổi một ngành học khác hoàn toàn với công nghệ thông tin. Tuy nhiên, sau khi được gia đình và thầy cô “tư vấn”, cô bạn quyết định gắn bó với ngành học này.

“Mặc dù nhiều người cho rằng ngành IT chỉ dành riêng cho các bạn nam, mình lại không suy nghĩ như vậy. Mình nghĩ chỉ cần mọi người có đam mê cùng với một tư duy lô-gíc, luôn sáng tạo và chủ động cập nhật những công nghệ mới thì ai cũng có thể “đầu quân” cho ngành nghề này” - Khánh Linh tâm sự.

Khánh Linh tin rằng sinh viên ngành IT luôn phải “đổi mới” để có thể thích ứng được với những công nghệ hiện đại. Ảnh: NVCC

Khánh Linh tin rằng sinh viên ngành IT luôn phải “đổi mới” để có thể thích ứng được với những công nghệ hiện đại. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, cô bạn chia sẻ ngành này cũng khá "hack não": “Trước hết, mọi người phải nắm rõ các lệnh cơ bản làm nền tảng, sau đó phát triển chúng ra và suy nghĩ một cách lô-gíc để khiến chúng liên kết lại với nhau. Khi code một chương trình dài thì có thể gặp nhiều lỗi và khi ngồi "vá lỗ hổng" trong chương trình thì sẽ khá "quằn" và khó khăn”.

Cô bạn Trần Thị Thu Lựu (trường đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Hà Nội) chia sẻ bản thân đã hình thành đam mê với công nghệ từ nhỏ và cô bạn thường tự “mày mò” các thiết bị điện tử trong nhà. Với sở trường các môn tự nhiên, đặc biệt là Tin học, nữ sinh đã không chút do dự mà theo đuổi nhóm ngành công nghệ thông tin.

Thu Lựu có niềm đam mê với ngành IT từ khi còn nhỏ. Ảnh: NVCC

Thu Lựu có niềm đam mê với ngành IT từ khi còn nhỏ. Ảnh: NVCC

Khi được hỏi về mức lương “nghìn đô” mà ngành IT mang lại, cô bạn thẳng thắn cho biết: “Không chỉ riêng ngành IT mà bất kỳ ngành nghề nào thì mình nghĩ tiền lương cao hay ít còn tùy thuộc vào trình độ và năng lực của mỗi người nữa. Bản thân là một sinh viên năm 2, mình luôn ý thức được trình độ của bản thân và không ngừng nỗ lực, luyện tập để nâng cao trình viết mã code.”

Dân IT trải lòng về những lời “sấm truyền”

Theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2022 của TopDev cho biết, mức lương dành cho lập trình viên (IT) có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên có thể đạt từ 2.230 - 2.435 USD/ tháng trở lên (khoảng 52 - 58 triệu đồng). Với các vị trí CTO (giám đốc công nghệ)/ CIO (Giám đốc thông tin) hoặc Tech Management (Quản lý công nghệ), con số này có thể lên đến 6.000 USD/ tháng (khoảng 143 triệu đồng).

Anh Trương Khánh Cường hiện đang là Quản lý chất lượng (QA/QC) chia sẻ mức thu nhập của mình ở công ty thuộc tầm trung bình. Ngoài ra anh còn đang đi dạy ngành Công nghệ thông tin cho các cá nhân mới ra trường và những tổ chức có đam mê với ngành nghề này.

“Lương ngành này đúng là cao hơn so với mặt bằng chung, nhưng để đạt mức mấy trăm triệu một tháng thì cũng không phải ai cũng làm được. Mức lương còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, trình độ tay nghề,... Hầu hết dân IT chúng mình sẽ tận dụng rất tốt khoảng thời gian cả ngày, sáng đi làm ở công ty, tối về đi dạy thêm, khuya thì cập nhật kiến thức.”

Anh Khánh Cường trải lòng cuộc sống dân IT không phải lúc nào cũng "màu hường". Ảnh: NVCC

Anh Khánh Cường trải lòng cuộc sống dân IT không phải lúc nào cũng "màu hường". Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, công việc “nghìn đô” này cũng mang đến không ít “nghìn bệnh” cho dân công nghệ. Việc phải ngồi đối diện với màn hình máy tính với lượng thời gian khá lớn gây ảnh hưởng không tốt cho thị lực và cả não bộ. Ngoài ra, một lượng lớn bệnh nhân mắc bệnh béo phì mỗi năm cũng chính do cái nghề “lắm tiền nhiều tật” này gây ra.

“Mức lương cơ bản dành cho các sinh viên mới ra trường cũng không được cao như các bài báo cáo, nhiều bạn vì nghe mức lương hấp dẫn mà đâm đầu vào học. Kết quả khi đối diện với những áp lực của ngành IT thì bắt đầu nản lòng, thối chí. Đây là một thực trạng xảy ra khá thường xuyên hiện nay.” - anh Cường trải lòng.

Anh Lê Quang Minh (hiện đang là Junior Frontend Developer của công ty CP phần mềm Siten) chia sẻ về cơ duyên đưa anh đến ngành công nghệ thông tin: “Mình được biết đến máy tính từ hồi 6 tuổi và các chương trình cơ bản của máy tính lúc đó, mình thấy chúng giống như là ảo thuật vậy. Các thuật toán và các con số khô khan nhưng lại có thể tạo ra các trò chơi, tính toán,... Lớn lên, mình bắt đầu dành nhiều thời gian cho các trò chơi và làm bài tập trên lớp học, mình càng thêm yêu thích công nghệ thông tin”.

Anh cho biết cơ hội mà công nghệ thông tin mang đến cho anh rất nhiều, tuy nhiên, khối lượng công việc của ngành này thường “dày đặc”. Đôi khi anh phải làm 2,3 dự án cùng một lúc và deadline bị đẩy lên dẫn đến một ca làm có thể lên đến 12 tiếng.

Nguồn: [Link nguồn]

Những ngành học “không bao giờ sợ thất nghiệp”, thu nhập lại cao trong thời đại 4.0

Với những ngành nghề này, người học sẽ không bao giờ phải lo chuyện thất nghiệp. Trong khi đó mức lương thường thuộc top đầu, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp dẫn đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Trang - Hoài Lan ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN