Đại học Harvard chỉ ra 4 sai lầm của cha mẹ khiến con cái ngày càng kém thông minh
Cha mẹ đừng để con mình kém thông minh sau này vì những sai lầm trong quá trình dạy dỗ khi trẻ còn nhỏ.
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc như “Tại sao con tôi trước đây học rất giỏi nhưng nay điểm ngày càng sa sút?”, “Tại sao hồi nhỏ con rất lanh lợi mà giờ càng ngày càng ù lì?”
Tại sao những đứa trẻ từng rất thông minh nhưng càng lớn lại càng kém đi, chẳng lẽ IQ của chúng giảm sút.
Về vấn đề này, Đại học Harvard đã có một nghiên cứu kéo dài suốt 75 năm. Qua theo dõi, người ta thấy được, chỉ số IQ của trẻ có liên quan mật thiết tới môi trường gia đình. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ nên cảnh giác 4 hành vi này dễ khiến trẻ dần dần kém thông minh.
Thiếu ăn thiếu ngủ
- Không ăn sáng
Số liệu sau cuộc khảo sát trên 12.000 học sinh tiểu học cho thấy điểm trung bình của học sinh ăn sáng hằng ngày cao hơn học sinh không thường xuyên ăn sáng.
Một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, Mỹ cũng cho thấy, những đứa trẻ ăn sáng hàng ngày có chỉ số IQ cao hơn đáng kể. Một bữa sáng lành mạnh sẽ cung cấp cho cơ thể lượng carbohydrate cần thiết, giúp não hoạt động bình thường, cải thiện sự tỉnh táo và tập trung của não.
Nếu trẻ không ăn sáng, đến 9 hoặc 10 giờ sáng chúng sẽ cảm thấy rất đói. Lúc này, não bộ không tập trung được sẽ ảnh hưởng đến tình trạng học tập của trẻ.
- Thiếu ngủ
Ngoài thói quen ăn uống kém, thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.
Có một "Thí nghiệm về giấc ngủ Sadef", trong đó 77 học sinh lớp 4 và lớp 6 được chia thành 2 nhóm: nhóm thứ 1 ngủ nhiều hơn bình thường nửa tiếng, nhóm thứ 2 ngủ ít hơn bình thường nửa tiếng.
Sau 4 ngày, người ta kiểm tra chức năng thần kinh và đưa ra một kết luận đáng kinh ngạc: học lực của một học sinh lớp 6 buồn ngủ ngang ngửa học sinh lớp 4. Nói cách khác, 1 giờ mất ngủ làm sa sút trí tuệ và tinh thần của trẻ rất nhiều.
Ngủ không đủ giấc và buồn ngủ trong lớp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái nghe của trẻ, do đó ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đầu óc không tỉnh táo khiến não bộ trong trạng thái ức chế, không thể hưng phấn được cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và hình thành một vòng luẩn quẩn.
Bạo lực ngôn ngữ của cha mẹ
Vào năm 2009, nhóm nghiên cứu của giáo sư Techer tại Harvard đã phân tích não của những người trẻ tuổi và phát hiện ra rằng, những người thường xuyên bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói nghiêm trọng ảnh lớn rất lớn đến IQ ngôn ngữ của trẻ. Việc la hét cũng làm giảm trí nhớ của trẻ, dẫn đến não trái và não phải phát triển không hoàn thiện, ảnh hưởng đến chỉ số IQ.
Nếu quan sát kỹ, cha mẹ sẽ thấy rằng, khi quát mắng, phản ứng của trẻ nói chung là đờ đẫn, nhìn thẳng, mất hứng, có xu hướng không nghe lời và phản kháng lại.
Đó là bởi vì, đối mặt với những lời mắng mỏ của cha mẹ, tinh thần của trẻ rất hồi hộp, trong lòng đầy sợ hãi, não bộ lúc này ngừng suy nghĩ. Nếu để trẻ ở trạng thái này lâu, trẻ sẽ trở nên ngỗ ngược, chậm chạp trong hành vi và ngày càng ngốc nghếch.
Thường xuyên đàn áp và “dán nhãn tiêu cực” cho trẻ
"Đồ vô dụng", "Tại sao lại ngốc như vậy?", "Dốt như bò”… Trên thực tế, những lời này thường xuyên trấn áp tinh thần trẻ và gán cho chúng cái nhãn mình rất ngu ngốc.
Tâm lý học tin rằng, khi một người được dán nhãn, họ sẽ tạo ra những hành vi phù hợp với nhãn đó.
Nhà tâm lý học người Mỹ Becol cũng chỉ ra rằng: “Một khi mọi người bị dán nhãn với một loại nhãn nào đó, họ sẽ trở thành người bị nhãn đó dán nhãn”.
Trẻ còn nhỏ, chưa hình thành khả năng tự phán đoán và tư duy độc lập, còn rất phụ thuộc vào cha mẹ nên rất mặc định với sự đánh giá của cha mẹ về mình.
Những nhãn mác mà cha mẹ đặt cho con cái sẽ trở thành nguồn nhận định quan trọng để trẻ hình thành nhận thức về bản thân. Một khi trẻ chấp nhận cái mác “ngu ngốc” của cha mẹ, đứa trẻ sẽ tự nhận mình theo hướng nhãn mác đó, tự phát triển và tự biến mình thành đứa trẻ ngu ngốc.
Không thích đọc
Nhà giáo dục Suhomlins đã từng nói: "Tại sao một số trẻ em trở nên thông minh khi còn nhỏ, nhưng lại trở nên thiếu linh hoạt? Bởi vì chúng không biết đọc"
Ông cho rằng, sự phát triển trí tuệ của học sinh phụ thuộc vào khả năng đọc tốt, đọc không giỏi thì tư duy kém, trẻ không biết đọc là học sinh kém tiềm năng trong học tập.
Trẻ em chưa hình thành thói quen đọc khi còn nhỏ, khi học lớp 1 hoặc lớp 2, các em sẽ cảm thấy lượng từ chưa đủ, không thể nhóm các từ để thành câu, không đọc được văn bản và không hiểu được chủ đề.
Đứa trẻ không hình thành thói quen đọc những bài văn dài trước lớp 4, không đủ kiên nhẫn để đọc xong một cuốn tiểu thuyết, rất có thể sẽ không thể phát triển được tính kiên nhẫn trong suốt cuộc đời.
Nhà văn Lin Yutang, Trung Quốc từng nói: “Những người không có thói quen đọc sách đều bị giam hãm bởi thế giới trước mắt”.
Những người không thích đọc sách có tầm nhìn hạn chế, họ không thể nhìn thấy thế giới rộng lớn hơn, không thể giao tiếp với những ý tưởng đa dạng hơn, không thể tiếp thu những kiến thức mới nhất.
Theo thời gian tích lũy, sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa người thích đọc và người không thích đọc, lượng kiến thức và độ sâu của vấn đề, đó là sự khác biệt giữa thứ mà chúng ta gọi là “ngu ngốc” và “thông minh”.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 98% trẻ em có chỉ số thông minh tương tự và chỉ 1% trẻ em là thiên tài. Và 98% trẻ em này có sự khác biệt đáng kể về chỉ số IQ trong quá trình giáo dục sau này.
Nguồn: [Link nguồn]
Cột mốc 5 tuổi rất quan trọng, cha mẹ muốn con thông minh chắc chắn không nên bỏ qua giai đoạn này.