Đại dịch COVID-19 khiến bất bình đẳng trong giáo dục Hàn Quốc càng thêm sâu sắc

Sự kiện: Giáo dục

Sự chênh lệch điểm số có thể tiếp diễn khi đại dịch COVID-19 kéo dài, làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng giữa những học sinh giàu có và nghèo khó.

Nữ sinh Han Shin Bi. Ảnh: AP

Nữ sinh Han Shin Bi. Ảnh: AP

Tháng 4, khi dịch COVID-19 bùng phát, các trường tại Hàn Quốc đóng cửa và học sinh bắt đầu phải tham gia các lớp học trực tuyến, rắc rối xảy ra đối với những học sinh mà gia đình thu nhập thấp.

Han Shin Bi, một học sinh trung học ở Seoul, nói: “Các lớp học trực tuyến thực sự bất tiện, tôi không thể tập trung học giống như trên lớp. Tôi đã bị điểm kém trong một kỳ thi và điều này thực sự tồi tệ đối với tôi”.

Giống như nhiều học sinh khác trên khắp thế giới, trẻ em ở Hàn Quốc đang phải vật lộn với việc học từ xa, tham gia các lớp học trực tuyến ngay tại nhà khi cả nước chiến đấu với đại dịch COVID-19.

Các chuyên gia cho rằng việc giảm tương tác với giáo viên, sự xao nhãng do kỹ thuật số và những khó khăn về kỹ thuật đang làm gia tăng khoảng cách về thành tích học tập giữa học sinh ở Hàn Quốc, khiến những người không khá giả như Han gặp bất lợi.

Trước khi đại dịch bùng phát, hững học sinh học giỏi thường thuộc các gia đình trung lưu và thượng lưu, có thời gian dễ dàng hơn trong việc duy trì điểm số của mình và nhận được nhiều sự hỗ trợ của gia đình nếu họ gặp khó khăn.

Ở Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, trường đại học nào bạn theo học có thể xác định gần như tất cả mọi thứ về tương lai của bạn: triển vọng nghề nghiệp, địa vị xã hội và thậm chí cả người bạn có thể kết hôn.

“Nền tảng học vấn của một người không phải lúc nào cũng tương xứng với năng lực của người đó. Nhưng trong xã hội Hàn Quốc, quan điểm này là phổ biến ”, ông Gu Bonchang, giám đốc chính sách tại World Without Worries About Shadow Education, một tổ chức phi chính phủ về giáo dục ở Seoul, cho biết.

Một cuộc khảo sát của chính phủ với 51.021 giáo viên được công bố vào tháng trước cho thấy khoảng 80% người được hỏi thấy khoảng cách giữa học sinh mạnh nhất và yếu nhất ngày càng gia tăng. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục đã thuê các giảng viên bán thời gian để giúp đỡ 29.000 học sinh kém may mắn tại các trường tiểu học. Một số giáo viên đã được phân công làm việc tạm thời với khoảng 2.300 học sinh trung học đang gặp khó khăn.

Với việc giáo viên chủ yếu đăng các bài giảng được ghi sẵn lên mạng, Han không thể đặt câu hỏi khi giáo viên đang giảng bài và gia đình cô không thể thuê gia sư hoặc gửi cô đến trường luyện thi, giống như hầu hết các bạn của cô.

“Tôi không muốn so sánh mình với những người khác” Han nói. “Nhưng nếu tôi có nhiều tiền, tôi nghĩ tôi có thể học được nhiều thứ và tôi thực sự muốn học tiếng Anh và tiếng Trung tại các trường luyện thi”.

Thậm chí một số sinh viên nói rằng học từ xa rất khó. “Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt ở và tôi bị căng thẳng về tâm lý”,  Ma Seo-bin, học sinh lớp 12 tại một trường ngoại ngữ đắt đỏ gần Seoul cho biết. “Điều khó khăn nhất là tôi không có bạn bè bên cạnh nên khó có thể chuyên tâm vào việc học của mình”.

Học sinh tại Hàn Quốc luôn đối mặt với các kỳ thi vô cùng căng thẳng. Ảnh: AP

Học sinh tại Hàn Quốc luôn đối mặt với các kỳ thi vô cùng căng thẳng. Ảnh: AP

Khi Hàn Quốc nối lại các lớp học theo từng giai đoạn vào tháng 5, chính quyền đã cho phép học sinh trung học phổ thông trở lại trước để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia vào tháng 12 - kỳ thi quan trọng trong cuộc đời các em. Các học sinh nhỏ tuổi trở lại muộn hơn, nhưng với một số lượng hạn chế, hầu hết các em vẫn phải thường xuyên tham gia các lớp học trực tuyến tại nhà.

Trong tháng 6, khi hàng trăm nghìn người tham gia kỳ thi thử trên toàn quốc để luyện tập cho kỳ thi tháng 12, số lượng học sinh đạt điểm cao ở 3 môn chính - tiếng Anh, tiếng Anh và toán tăng lên – vì câu hỏi được đề xuất dễ hơn đề thi các năm trước.

“Tuy nhiên, những người có điểm kém cũng tăng lên, cho thấy rằng "sự phân cực giáo dục đã trở nên nghiêm trọng", nhà lập pháp Kang Minjung, thành viên ủy ban giáo dục của quốc hội, cho biết trong một tuyên bố.

Lim Sung Ho, người đứng đầu Học viện tư nhân Jongro ở Seoul, cho biết sự chênh lệch như vậy có thể ngày càng sâu sắc khi đại dịch kéo dài, vì cuộc khủng hoảng đang làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa những người có và không có gia đình hỗ trợ.

Một cuộc khảo sát của chính phủ với hàng chục nghìn phụ huynh và giáo viên vào năm ngoái cho thấy 75% học sinh Hàn Quốc tham gia một số hình thức giáo dục tư nhân, chi tiêu trung bình 377 USD một tháng. Cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục và văn phòng thống kê quốc gia cho thấy các gia đình có thu nhập trung bình và cao hơn đã chi tiêu cho giáo dục tư nhân nhiều hơn gấp 5 lần so với các gia đình có thu nhập thấp hơn.

Cha mẹ của Ma - cả hai đều làm việc cho một học viện Anh ngữ tư nhân - cho biết họ phải trả khoảng 2 triệu won (1.750 USD) mỗi tháng cho việc học riêng của con gái họ và 20 triệu won (17.550 USD) một năm cho phí học và ký túc xá của cô bé. Mặc dù đó là một gánh nặng, nhưng họ nói rằng nó xứng đáng với chi phí bỏ ra vì giáo dục quan trọng như thế nào đối với tương lai của cô ấy.

“Tôi không hối tiếc”, cha của Ma, Ma Moon Young nói. “Tôi cũng gặp rất nhiều căng thẳng về tâm lý. Tôi thực sự không thể làm những gì tôi muốn làm cho bản thân vì lý do thiếu thời gian và tài chính”.

YH Yoon, một bà mẹ ba con đơn thân ở Seoul, từng tốt nghiệp trung học và giờ làm công việc bán thời gian, lo lắng rằng các con trai của cô sẽ không thể theo kịp do cô không thể gửi chúng đến trường luyện thi và cô cần phải ra ngoài làm việc thay vì giúp đỡ chúng trong khi chúng học ở nhà.

Tuy nhiên, cô khuyến khích các em học tập chăm chỉ, bất chấp thử thách của đại dịch và hoàn cảnh của bản thân, để có thể vào được các trường đại học tốt.

“Tôi chỉ nói với họ những điều đại loại như ‘Con có muốn giống  mẹ trong tương lai không?’.  Đó là điều mà bố mẹ tôi luôn nói với tôi, và bây giờ tôi cũng đang nói với các con tôi điều tương tự”.

Giáo sư Mỹ phát hiện ra rằng, những đứa trẻ có IQ cao cần theo dõi 4 điều này trước 5 tuổi

IQ của một đứa trẻ cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, nó còn là cả một quá trình nuôi dạy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN