Đã giải được bài toán khiến thế giới bó tay 156 năm?
Giáo sư người Nigeria tuyên bố đã tìm ra lời giải bài toán khiến các học giả đau đầu trong suốt hơn 150 năm qua.
7 bài toán thiên niên kỷ được Viện Toán học Clay ở Massachusetts (Mỹ) lập ra được coi là “các vấn đề cổ điển quan trọng chưa có lời giải đáp trong nhiều năm”. Giáo sư - Tiến sĩ Opeyemi Enoch từ Trường ĐH Liên bang của TP Oye Ekiti ( Nigeria) tin rằng mình có thể đưa ra lời giải cho một trong 7 bài toán thiên niên kỷ này.
Trong bài phỏng với với BBC, Giáo sư Enoch cho biết ông có thể tìm ra lời giải đáp cho Giả thuyết Riemann. Đây là giả thuyết được nhà toán học người Đức Bernhard Riemann đưa ra lần đầu vào năm 1859 và chính giả thuyết này đã giúp ông giành được 1 triệu USD tiền thưởng.
Tiến sĩ Opeyemi Enoch
Theo kỹ sư phần mềm Robert Elder, thuật toán Reimann phức tạp “dựa trên quan sát của Reimann đối với phương trình: Toàn bộ nghiệm của phương trình ζ(s) = 0 đều nằm trên một đường thẳng đứng”.
Tuy nhiên, lời giải cho của giáo sư Enoch cho bài toán này vẫn chưa được tiết lộ.
Theo một tuyên bố từ Trường ĐH Liên bang nơi giáo sư Enoch giảng dạy, “ông đã nghiên cứu bài toán Riemann và sửa lại những quan niệm sai lầm mà các nhà toán học đã trao đổi với nhau trong thời gian trước. Điều này đã mở đường giúp ông đưa ra lời giải và thiết lập bằng chứng chứng minh cho lời giải này. Ông cũng tiết lộ rằng những lời giải này có thể ứng dụng trong ngành khoa học lượng tử, CNTT lượng tử và máy tính lượng tử”.
Trước đây, giáo sư Enoch đã từng nghiên cứu nhiều mô hình toán học về cách tạo ra điện từ từ âm thanh, sấm sét và các thực thể đại dương.