Cuộc đời của Alfred Nobel: Chỉ học tiểu học nhưng có tới 200 bằng sáng chế
Nobel tự ví mình như “kẻ lang thang giàu nhất châu Âu”, mặc dù có tất cả trong tay nhưng cuối đời ông chết trong sự cô độc, không người thân bạn bè.
Hầu hết mọi người đều biết tới giải Nobel, đó là ước mơ cả đời của nhiều nhà nghiên cứu. Giải thưởng này không chỉ có giá trị cao mà còn đại diện cho một trong những danh hiệu cao quý nhất của thời đại. Mặc dù nhiều người biết tới giải thưởng này nhưng ít ai biết về người sáng lập ra nó.
Nobel có tên đầy đủ là Alfred Nobel, người đàn ông từng được gọi là kẻ lang thang giàu nhất châu Âu. Ông chỉ học tới tiểu học nhưng có hơn 200 bằng sáng chế trong đời.
Thời thơ ấu của Nobel
Nobel sinh năm 1833, khi cậu sinh ra, gia đình bị phá sản do hỏa hoạn. Cậu từng lo lắng về việc liệu mình có thể sống tới tuổi trưởng thành được hay không vì quá gầy.
Mẹ của Nobel là một người được giáo dục tốt và lạc quan, bà vẫn tràn đầy niềm tin vào cuộc sống sau một trận hỏa hoạn. Cha của Nobel là một người say mê khoa học, đặc biệt yêu thích các thí nghiệm hóa học, dù gia cảnh có biến động lớn nhưng lòng say mê nghiên cứu thuốc nổ của ông không bao giờ giảm sút.
Năm 8 tuổi, Nobel đến đến trường tiểu học ở địa phương để học nhưng vì căn bệnh của mình, cậu không thể tham gia bất kỳ lớp học nào ở trường. Thế nhưng, mỗi khi có bài kiểm tra, điểm số của cậu luôn nằm trong số những người giỏi nhất.
Nobel từng hỏi cha mình: “Thuốc nổ là một thứ giết người, vậy tại sao cha lại chế tạo ra nó?” Cha cậu trả lời: “Nhưng thuốc nổ cũng có thể dùng để mở núi, phát triển các ngành công nghệ, không có tốt hay xấu, điều quan trọng là phụ thuộc vào cách mọi người sử dụng nó”.
Sau đó, gia đình Nobel đã chuyển tới Nga. Lúc này, người cha đã mời nhà hóa học nổi tiếng nhất nước Nga thời bấy giờ làm gia sư cho 3 người con của mình.
Vào thời điểm đó, cậu bé 9 tuổi Nobel hầu như ngày nào cũng học hóa học. Mặc dù trình độ học vấn cao nhất của Nobel chỉ giới hạn ở trường tiểu học, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến việc nghiên cứu hóa học.
Nobel thích theo cha và giúp việc trong nhà máy từ khi còn nhỏ. Theo thời gian, cậu dần yêu thích những gì cha mình đang làm. Nobel không được học hành nhiều và chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình. Năm 16 tuổi cậu đã trở thành một nhà hóa học có năng lực.
Nobel tìm thấy niềm đam mê của đời mình với thuốc nổ
Năm 1859, nhà máy nơi cha Nobel làm việc bị phá sản và gia đình Nobel chuyển về Thụy Điển. Vào thời điểm đó, thuốc nổ ở Thụy Điển hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu khai thác mỏ. Vì vậy, Nobel và người em trai đã thành lập một phòng thí nghiệm và bắt đầu nghiên cứu chất nổ.
Sau nhiều thí nghiệm, cuối cùng Nobel đã phát minh ra một cách hiệu quả để khiến nitroglycerin phát nổ. Nobel rất vui mừng vì điều này. Nhưng nghiên cứu chất nổ không phải chuyện đùa, bất cứ lúc nào cũng có nguy hiểm.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 1864, phòng thí nghiệm của Nobel phát nổ khi đang chế tạo thuốc nổ. Người em tử vong còn người cha bị thương nặng. Đây là một cú giáng mạnh vào Nobel. Người dân xung quanh cũng vô cùng sợ hãi và phản đối gay gắt việc tiếp tục duy trì phòng thí nghiệm của Nobel. Chính phủ Thụy Điển cũng ra lệnh cấm xây dựng lại phòng thí nghiệm này và coi Nobel là "kẻ điên khoa học".
Cả châu Âu không cho Nobel xây dựng nhà máy, vì họ sợ Nobel sẽ mang đến “sự trừng phạt của thần thánh”. Nobel đột nhiên phát hiện những người ủng hộ mình trước đây bỗng trở thành kẻ thù.
Phương án cuối cùng, Nobel chỉ có thể xây dựng nhà máy đầu tiên của mình trên một chiếc sà lan cũ. Con tàu này cũng là điểm khởi đầu của đế chế công nghiệp của Nobel. Nhưng sau tất cả, có rất nhiều bất tiện trên tàu.
Chính những nỗ lực của Nobel đã thuyết phục chính phủ Thụy Điển nhìn thấy tiềm năng của loại thuốc nổ mới, cho phép ông xây dựng nhà máy đầu tiên trên thế giới cách xa thành phố.
Nhưng số phận không chịu buông tha cho người đàn ông này. Chất nitroglycerin do nhà máy hóa chất của Nobel sản xuất đã gây ra những vụ nổ lớn ở các nhà máy và tàu hỏa trên toàn thế giới.
Vụ nổ thảm khốc này đã khiến dư luận tố cáo Nobel là "con quỷ", yêu cầu chính phủ cấm sử dụng sản phẩm này. Dưới áp lực mạnh mẽ, các chính phủ trên khắp thế giới đã ban hành lệnh cấm sử dụng nitroglycerin trên toàn quốc.
Một lần nữa Nobel bị dồn vào đường cùng. Thuốc nổ từng mang lại danh dự và tài sản đã trở thành vũ khí chết người.
Nobel phải đến California ở Mỹ, nơi ông thành lập nhà máy thứ 2 của mình và bắt đầu chuyển đổi chất nổ. Lần này, Nobel cuối cùng đã phát triển một loại thuốc nổ an toàn, chỉ có thể kích nổ bằng kíp nổ cho dù va chạm và đốt cháy như thế nào.
Vì điều này, Nobel và cha của ông đã nhận được giải thưởng cao nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển: Giải thưởng Letterstey. Nhưng giải thưởng này không làm Nobel hài lòng.
Chất nổ do ông phát triển được sử dụng rộng rãi trong các vấn đề quân sự của các quốc gia trên thế giới. Các chính phủ trên khắp thế giới sử dụng nó như một công cụ để giết người.
Đời sống tình cảm của Nobel
Nobel có tổng cộng 3 mối tình. Năm 17 tuổi, Nobel sang Pháp học hóa học và gặp được một cô gái xinh đẹp. Họ yêu nhau say đắm nhưng không lâu sau đó cô gái bị ung thư và qua đời.
26 năm sau đó, Nobel đã đem lòng yêu nữ thư ký của mình nhưng cô chỉ muốn làm bạn. Ông chán nản đi lang thang ngang qua một cửa hàng hoa ở Viena và gặp một cô gái bán hoa. Ông đã yêu cô ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vào thời điểm đó, Nobel, người đã thành lập đế chế công nghiệp của riêng mình, với khối tài sản kếch xù ông không tiếc tiền mua cho bạn gái một căn biệt thự lộng lẫy ở khu giàu có của Paris. Tuy nhiên, cuộc tình này không có cái kết đẹp như ông mong muốn.
Nobel từng tự giễu mình là "kẻ lang thang giàu có nhất châu Âu". Ông không có nhà ở cố định, không có vợ con, cả đời chỉ có công việc. Ông từng nói: “Ở đâu có công việc, ở đó có nhà của tôi”. Những thành tựu đạt được trong sự nghiệp không mang lại cảm giác an toàn cho Nobel.
Càng thành công, ông càng buồn khi thấy xung quanh mình không có ai chia sẻ buồn vui, cũng không có người bạn đời nào hỗ trợ lẫn nhau. Trước khi qua đời, xung quanh ông là các bác sĩ người Ý và bác sĩ người Pháp, không có người thân.
Họ không thể hiểu được những lời lẩm bẩm bằng tiếng Thụy Điển mà ông nói đã thốt ra trước khi chết. Họ tìm đủ mọi cách nhưng chỉ biết nhìn ông chết, chính người hầu người Pháp đã giúp ông nhắm mắt xuôi tay.
Sau khi Nobel qua đời, tài sản của ông được dùng để lập giải thưởng Nobel, nhằm trao thưởng cho những người có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Các giải thưởng do Nobel thành lập đã mang lại niềm vinh dự to lớn cho các thế hệ tương lai. Nhưng suốt đời ông vẫn nói: “Tôi không thấy mình xứng đáng được vinh dự gì. Tôi không quan tâm đến điều đó. Trong thời đại chiến tranh loạn lạc ấy, có lẽ tất cả những gì tôi muốn chỉ là một chỗ dựa để cuối cùng có thể quay về”.
Ngoài bóng đá, những ngôi sao này rất chú trọng tới việc học và đạt được thành tích đáng nể.
Nguồn: [Link nguồn]