Cứ đến giờ ăn là con chạy vào nhà vệ sinh, lời thú nhận của cô giáo khiến bố mẹ lập tức chuyển trường
Bố mẹ Tiểu Quang thừa nhận lỗi lầm của con trai nhưng rất tức giận với cách hành xử của cô giáo.
Theo chia sẻ của bà Vương (Phúc Kiến, Trung Quốc), trước đây bà sinh sống ở dưới quê chăm sóc cháu nội Tiểu Quang còn con trai và con dâu làm việc trên thành phố. Tuy nhiên khi cháu trai đến tuổi đi nhà trẻ, bố mẹ đứa bé quyết định đưa con lên thành phố đi học dù chi phí có đắt đỏ nhưng mong muốn tạo cho cậu bé môi trường học tập tốt hơn.
Vì thế bà Vương cũng rời bỏ quê hương để cùng cháu nội lên thành phố. Mỗi ngày bà Vương sẽ đưa Tiểu Quang đi học, đứa trẻ rất ngoan, không hề quấy khóc như những đứa trẻ cùng lứa và nhanh chóng làm quen được với môi trường học, thích được đến lớp để chơi với các bạn.
Bà Vương tưởng rằng chuyện đi lớp của cháu như thế là đã thành công nên rất mừng rỡ, không ngờ một thời gian sau, Tiểu Quang bỗng dưng không muốn đi học nữa nhưng không nói lý do tại sao.
Bên cạnh đó cậu bé có nhiều biểu hiện bất thường như mỗi lần đến bữa ăn, Tiểu Quang sẽ trốn trong nhà vệ sinh khoảng 10 phút rồi mới ra ngoài ăn. Lúc đầu bà Vương tưởng rằng cháu nội đi vệ sinh nhưng khi bà mở cửa ra lại thấy cháu mình đang đứng dựa vào tường, mắt ngơ ngác nhìn lên trần nhà. Bà cảm giác khó hiểu nên hỏi tại sao, Tiểu Quang vẫn im lặng.
Ảnh minh họa
Sâu chuỗi lại sự việc, bà Vương và bố mẹ Tiểu Quang cảm thấy có điều gì đó không ổn, chắc chắn đứa trẻ đã gặp chuyện gì ở lớp. Vì thế gia đình đã đến trường yêu cầu giáo viên đưa ra lời giải thích hợp lý. Ban đầu giáo viên của Tiểu Quang từ chối giải thích và nói rằng ở lớp hoàn toàn không có chuyện gì cả.
Tuy nhiên dưới sức ép của gia đình, nhà trường đã buộc phải bật camera giám sát lên cho mọi người xem. Hóa ra thói quen này của Tiểu Quang xuất phát từ ở lớp, mỗi lần đến giờ ăn cậu bé đều được cô giáo yêu cầu vào nhà vệ sinh đứng một lúc, khi nào các bạn ăn gần hết thì Tiểu Quang mới được ra ăn.
Cả gia đình dồn nén cơn giận lên đầu cô giáo, ép cô phải nói ra nguyên nhân. Cô giáo cũng đành thú nhận chính bản thân mình là người yêu cầu học sinh vào nhà vệ sinh đứng trước giờ ăn. Theo cô giáo, Tiểu Quang bình thường ngoan ngoãn nhưng mỗi khi đến giờ ăn thường hay nghịch ngợm, không nghe lời cô giáo. Đặc biệt không chịu xúc ăn làm thức ăn vương vãi hết ra bàn, sàn nhà. Cô giáo vì quá đông học sinh nên không thể chăm chút cho Tiểu Quang cũng quá mệt mỏi khi lúc nào cũng phải đi dọn dẹp thức ăn đổ của cậu bé.
Vì thế cô đã nghĩ ra cách yêu cầu cậu bé vào nhà vệ sinh đứng một lúc, khi nào cô chăm sóc các bạn ăn hết thì mới cho Tiểu Quang ra ngoài ăn. Lúc này chỉ còn một mình cậu bé, cô giáo sẽ ép được Tiểu Quang ngồi ngoan ngoãn để ăn và ăn nhanh được.
Ảnh minh họa
Trước lời thú nhận của cô giáo, bà Vương và bố mẹ Tiểu Quang vô cùng tức giận. Họ cho rằng chuyện Tiểu Quang nghịch ngợm trong giờ ăn gây khó khăn cho cô giáo có thể dễ dàng hiểu được nhưng việc cô bắt con vào nhà vệ sinh đứng trong khi các bạn ăn là điều không thể chấp nhận được. Thay vì thế cô giáo có thể trao đổi với gia đình, nhà trường để tìm ra được phương hướng giải quyết tốt nhất chứ không phải phạt học sinh vào nhà vệ sinh như thế, gây ảnh hưởng tâm lý lớn cho em học sinh. Mặc dù phía cô giáo và nhà trường đã gửi lời xin lỗi tới Tiểu Quang và gia đình nhưng bố mẹ cậu bé, bà Vương vẫn kiên quyết không thỏa hiệp, họ chọn cách chuyển trường cho con ngay tức khắc.
Trên thực tế để mọi chuyện xảy ra như trên một phần lỗi là ở cô giáo không biết cách phạt trẻ sao cho đúng hay không tìm được phương hướng giải quyết thỏa đáng nhưng một phần lỗi cũng là đến từ phía gia đình của Tiểu Quang. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng kỉ luật bàn ăn không cần thiết ở trẻ hoặc điều này con có thể học được khi đi lớp nên ở nhà bố mẹ không cần phải thực hiện. Tuy nhiên việc không đặt ra những nguyên tắc kỉ luật trên bàn ăn với trẻ đã khiến nhiều tình huống xấu xảy ra như việc trẻ nghịch ngợm làm phung phí đồ ăn, có thể khiến con bị đói hay thậm chí đi lớp không theo kịp được bạn bè.
Chính vì thế ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ cần đặt ra những quy tắc kỉ luật trên bàn ăn đối với con để việc ăn uống được hiệu quả:
Trước khi và sau ăn phải biết “mời”
Mẹ cần dạy con trước khi ăn cơm, bé phải có lời mời những người lớn tuổi, đó là ông bà, bố mẹ, anh chị em… Đây là phép tắc, lễ nghĩa trên bàn ăn cơ bản và quan trọng mà bé cần học từ khi còn nhỏ.
Muốn trẻ biết cách mời người lớn trước khi ăn thì bạn hãy làm gương. Chính việc cha mẹ mời con cái ăn cơm lại là bài học hiệu quả, bởi trẻ hay bắt chước và mời lại. Đến lúc này, bạn hãy chỉ ra cho trẻ lý do tại sao trước khi ăn phải mời người lớn trước và mời tất cả mọi người. Đó là sự thể hiện tình cảm, sự tôn trọng mà tất cả mọi người đều làm.
Trước mỗi bữa ăn, mẹ đều mời bé cùng mọi người trong gia đình ăn cơm. Mới đầu con có thể chưa biết gì, nên mẹ có thể dạy khéo con rằng “đứa trẻ ngoan là phải biết mời mọi người ăn cơm”. Khi đã nhân thức rõ được vấn đề, con ngoan ngoãn làm theo như lời mẹ dặn.
Sau khi ăn xong, mẹ cũng dạy bé nói “con mời bố mẹ, ông bà ăn cơm, con ăn xong rồi”. Và trước khi con rời bàn ăn, con phải tự giác để gọn bát đũa và thĩa của mình vào một chỗ. Rèn con như vậy, con sẽ có đức tính cẩn thận và gọn gàng.
Ngồi ngay ngắn trong khi ăn
Trẻ em thường hiếu động, nên chúng sẽ không chịu ngồi im một chỗ. Chính vì vậy, khi bé có thể ngồi ăn cùng với gia đình, người lớn nên rèn cho trẻ phải ngồi ngay ngắn khi ăn, không được chạy nhảy lung tung, không được nghịch ngợm trên bàn ăn.
Việc dạy cách ăn cho trẻ không hề đơn giản, vì có thể nhiều bé đã quen với được bế đi ăn dạo từ khi còn nhỏ, nên cứ đến bữa là con lại đòi đi. Nhiều bé khi không được đáp ứng nguyện vọng của mình, thường hờn dỗi, lấy đũa nghịch đồ ăn trên bàn. Đây là việc làm không tốt một chút nào, nó ảnh hưởng đến cách cư xử của con nơi đông người.
Ảnh minh họa
Ông bà cần cực kì nghiêm khắc trong khoản cư xử trên bàn ăn thì con cháu cũng phải chú ý. Đặc biệt phải rèn con: Khi ăn, con không được chống tay; không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn; không nhai tóp tép; cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng; không nghịch đồ chơi khi ngồi vào bàn….
Tuy cách dạy có hơi nghiêm khắc, nhưng con sẽ rèn được sự tập trung, tránh bị sao nhãng khi đang làm một việc gì đó, và khi con tập trung thì năng xuất và hiệu quả sẽ tăng gấp bội.
Không được “kén cá chọn canh”
Con trẻ thường có nhiều yêu cầu, nếu cha mẹ đều vui vẻ đáp ứng tất cả các mong mỏi đó của con là đã tiếp tay vào việc hại con. Trong việc ăn uống cũng như vậy, có nhiều bé có thể được sướng từ nhỏ, nên hay có nhiều hạch sách bố mẹ, không chịu ăn cái này, phải ăn cái kia. Bố mẹ cần phải chấm dứt ngay tình trạng này của con, nếu không sẽ khiến con quen mui, rùi “có voi đòi tiên”.
Với những món con bị dị ứng, thì bố mẹ sẽ tránh và không cho con ăn. Nhưng với những món bình thường, tốt cho sức khỏe, con tỏ thái độ không muốn ăn, mẹ nên cố giải thích tại sao con nên ăn nó. Nếu nói mà không được, mẹ sẽ nấu đi nấu lại món đó nhiều lần, khi không có gì để ăn thì con sẽ bắt buộc phải ăn những món đó.
Ăn khi được cho phép
Nhiều trẻ khi nhìn thấy món đồ ăn yêu thích là liền vồ lấy và ăn ngay, không cần biết có được cho phép hay không. Người lớn cần dạy con biết xin phép ý kiến khi làm việc gì đó, không được phép tự tiện; vì nhiều thứ đồ ăn nếu không cẩn thận trẻ ăn phải sẽ nguy hiểm. Đây không chỉ là cách dạy bảo vệ an toàn cho con mà còn dạy con biết suy nghĩ trước khi hành động.
Trước khi ăn gì, con luôn cần đến và hỏi “mẹ cho con ăn cái này nhé?”, “con ăn cái này được không ba”…., bé ý thức rõ rằng phải được thông qua mới có thể ăn.
Hay đơn giản khi ngồi vào bàn ăn, con phải đợi mọi người ngồi vào bàn, mời người lớn ăn rồi sau đó mới được động bát đũa. Nhất định phải dạy con nhớ “ăn có trên có dưới”, “ ăn trông nồi ngồi trông hướng”.
Lo lắng về giấc ngủ trưa ở trường của con, chị Lỗ xem camera giám sát thì khá bất ngờ.
Nguồn: [Link nguồn]