CT Giáo dục mới: Nhà xuất bản nào dám đầu tư số tiền lớn cho việc viết sách?

Sự kiện: Giáo dục

“Nhà xuất bản nào dám đầu tư một số tiền lớn cho việc viết sách? Nếu không lọt qua vòng thẩm định thì ai trả chi phí đó? Tôi thực sự không dám “mơ về một chương trình, nhiều bộ SGK”, một giảng viên ĐH cho biết.

Năm 2015, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông (chương trình GDPT tổng thể).

Theo đó, chương trình GDPT tổng thể được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước…phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh.

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và công nghệ thông tin.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo, cô giáo.

Theo đúng kế hoạch từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát hành sách giáo khoa mới của các lớp còn lại.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại là tháng 8/2017 chương trình GDPT tổng thể mới chỉ được Bộ GD&ĐT thông qua dự thảo. Dự kiến tháng 9 tới sẽ có chương trình bộ môn và sau đó viết sách giáo khoa, tập huấn cho giáo viên…

Như vậy, chỉ còn tròn 12 tháng cho tất cả các công việc trên để chương trình GDPT tổng thể chính thức áp dụng vào năm học 2018 – 2019. Liệu thời gian đó có đủ để chúng ta có một bộ sách đảm bảo chất lượng?

Cần lùi thời gian thực hiện chương trình tổng thể?

Liên quan đến vấn đề này, PGS Văn Như Cương – Chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh nhấn mạnh: “Tôi có thể khẳng định với thời gian ngắn như vậy, Ban soạn thảo chương trình không thể hoàn thành mọi việc một cách hoàn hảo, đặc biệt là công việc viết SGK.

Mặc dù, Ban soạn thảo chương trình và Bộ GDĐT cho biết, chương trình thực hiện cuốn chiếu bắt đầu từ lớp 1 nhưng thời gian từ nay đến năm học còn quá ngắn. Trong khi đó, tháng 9.2017, Ban soạn thảo mới đưa ra chương trình của từng môn học. Như vậy, chỉ còn 9 tháng để chúng ta có thể hoàn thành việc viết SGK là điều không thể. Đối với giáo dục cần phải làm chắc chắn, cẩn thận không thể qua loa”.

PGS Văn Như Cương cho biết thêm: “Nếu thực hiện “ép” hoàn thành đúng tiến độ trong thời gian ngắn như vậy thì chất lượng của SGK sẽ không được đảm bảo.

Bởi với môn học, người viết sách cần phải nhìn lại kiến thức của các môn học khác. Ví dụ, với môn Toán, khi viết sách người viết cũng cần phải nhìn lại kiến thức của môn Vật lí. Khi viết sách người viết cần phải nhìn ngang, nhìn dọc, nhìn trên, nhìn dưới để đảm bảo chất lượng từng môn học và sự khăng khít giữa các môn học với nhau. Do đó, cần phải lùi thời gian thực hiện chương trình để đảm bảo chất lượng”.

CT Giáo dục mới: Nhà xuất bản nào dám đầu tư số tiền lớn cho việc viết sách? - 1

Không dám “mơ về một chương trình, nhiều bộ SGK” (ảnh minh họa)

Trước đó, trao đổi với Infonet, GS Nguyễn Minh Thuyết  - Tổng chủ biên chương trình GDPT tổng thể cho hay: “Trong lúc chờ đợi quyết định của cấp trên, Ban soạn thảo vẫn làm việc trên tinh thần khẩn trương để hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo triển khai đúng lộ trình”.

Theo ý kiến cá nhân, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho hay nếu lùi thời hạn áp dụng chương trình mới 1 năm thì Bộ GD&ĐT sẽ có điều kiện bồi dưỡng, tập huấn giáo viên kỹ hơn, đồng thời các tổ chức, cá nhân cũng có đủ thời gian để biên soạn SGK, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các bộ sách để thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều SGK."

Không dám “mơ về một chương trình, nhiều bộ SGK”?

Nói về “một chương trình, nhiều bộ SGK”, một giảng viên xin được giấu tên tại ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay: “Chủ trương “một chương trình, nhiều bộ SGK” nhằm phát huy trí tuệ, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Điều quan trọng là chủ trương có thể tạo “sân chơi bình đẳng” để các nhà xuất bản (NXB) cùng chung tay trong việc nâng cao chất lượng SGK. Bên cạnh đó, giáo viên và nhà trường, mỗi một vùng miền khác nhau sẽ được lựa chọn sách hợp với đặc thù địa phương”.

Tuy nhiên vị này cho hay: “Để thực hiện khát vọng “một chương trình, nhiều bộ SGK là việc không khả thi. Nhất là khi đến giờ mới chỉ có dự thảo chương trình.

Trong khi thời gian lại gấp gáp, năm học 2018 – 2019 đã phải triển khai. Rồi qua các vòng thẩm định bản thảo nội dung sách. Nếu các bộ sách không lọt qua vòng thẩm định thì ai trả chi phí cho việc làm bản thảo. Việc viết bản thảo sách có phải đơn giản đâu? Nhà xuất bản nào dám đầu tư một số tiền lớn đến vậy? Tôi thực sự không dám “mơ về một chương trình, nhiều bộ SGK”.

Trong khi đó Bộ GD&ĐT đã chi một số tiền "khổng lồ" cho việc làm SGK. Không biết nhà xuất bản nào dám chạy đua với Bộ GD&ĐT?"

Trong chương trình GD phổ thông mới, việc đánh giá và thi cử sẽ diễn ra thế nào?

Liên quan đến vấn đề này, PV báo Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN