Con trẻ bước vào “tuổi nổi loạn”, cha mẹ cần làm gì để cùng con vượt qua giai đoạn này?
Việc học cách chấp nhận thời kì nổi loạn của con cũng là điều cần cha mẹ phải lưu tâm.
Hiểu đúng về “tuổi nổi loạn”
Nhiều bậc cha mẹ không hiểu rõ về thời kỳ nổi loạn, một khi phát hiện con cái có hành vi nổi loạn sẽ dễ cáu gắt và xung đột với con, khiến con cái bị hiểu lầm và rơi vào tình trạng bất ổn. Trên thực tế, thời kỳ nổi loạn là quá trình mà trẻ đến một độ tuổi nhất định cần phải trải qua, là dấu hiệu trưởng thành của con trẻ. Trong giai đoạn nổi loạn sẽ có những biểu hiện như cãi lại, ngang ngược với cha mẹ, không tuân theo kỷ luật, không thích bị gò bó… Về tính cách, có trẻ tính tình ngang ngược, có trẻ lại tỏ ra phô trương, nhưng tất cả đều khao khát được tôn trọng và công nhận.
Hiểu lý do khiến trẻ có hành vi nổi loạn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi nổi loạn của trẻ, chúng ta thường nói rằng khi nhu cầu bên trong của trẻ không được đáp ứng và cha mẹ không kịp thời quan tâm đến những thay đổi cảm xúc của trẻ, trẻ sẽ tìm kiếm sự chú ý của cha mẹ theo cách chúng nghĩ. Tuy nhiên, những hành động thể hiện sự chú ý này lại là hành vi quá đà trong mắt người lớn.
Hơn nữa, khi sự tự nhận thức và ý thức độc lập của trẻ tăng lên, trẻ bắt đầu suy nghĩ về mọi thứ, khi đối mặt với những lời dạy của cha mẹ hoặc giáo viên, trẻ sẽ suy nghĩ xem những gì cha mẹ và giáo viên nói có đúng không và liệu mình có thể làm theo không. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu lý do vì sao trẻ lại có hành vi nổi loạn để biết cách định hướng cho con theo con đường đúng đắn nhất với thái độ ân cần, dịu dàng khiến con có thể tin tưởng.
Chấp nhận thời kì nổi loạn của con
Tất cả chúng ta đều đã trải qua thời kỳ nổi loạn và chúng ta luôn có thể tìm thấy sự cộng hưởng với con cái của mình.
Cha mẹ nên cố gắng hết sức để chấp nhận hành vi nổi loạn của đứa trẻ và tìm ra điểm sáng của đứa trẻ trong đó. Cha mẹ có thể không hiểu hết về con mình, nên đừng ngăn cản chúng ta tạo ra một sân khấu rộng lớn hơn cho riêng mình, cho phép trẻ mắc sai lầm và chịu tổn thất, nhưng đừng quên hỗ trợ chúng đủ để chúng biết điều hướng cảm xúc của mình.
Hãy là một hình mẫu để con noi theo
Cha mẹ là tấm gương của con cái. Việc làm gương cho con sẽ giúp con định hướng hành vi của mình một cách tốt nhất, từ đó giúp con kiểm soát hành vi của bản thân một cách đúng đắn hơn. Hành vi này hiệu quả hơn nhiều so với việc mắng mỏ hay trách móc con trẻ.
Vai trò của cha mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trưởng thành của con cái.
Nguồn: [Link nguồn]